TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Viêm nướu răng khôn – Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,627
Nướu răng khôn bị sưng tấy thường kèm theo cảm giác đau nhức khiến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, tình trạng nhức răng khôn này diễn ra liên tục có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị phù hợp khi bị viêm nướu răng khôn nhé.

Viêm nướu răng khôn là vấn đề thường gặp phải khi chúng ta mọc răng khôn. Viêm nướu răng khôn gây sưng đau, khó há miệng để ăn uống hay giao tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.

Tại sao lại bị viêm nướu răng khôn?

Răng khôn là chiếc răng số 8 mọc ở phía sau cùng trong cung hàm. Đây là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm nên thường không còn đủ chỗ để mọc.

Vì răng khôn thường không đủ chỗ để mọc nên chúng thường mọc nhiều góc độ khác nhau, gây đau và chèn ép răng. Các răng khác va chạm, tổn thương khiến nướu yếu đi, bị sưng đau, còn được gọi là viêm nướu răng khôn. Tình trạng này thường gặp ở nhiều người.

Răng khôn thường mọc ngầm, mọc kẹt nên dễ gây viêm nướu răng khôn

Nếu quan sát có thể thấy nướu sưng tấy, chảy thậm chí có mủ... Đau nhức khi mọc răng khôn thường chỉ xảy ra trong vài ngày đầu, thỉnh thoảng sẽ tái phát trở lại.

Nếu thấy nướu đau liên tục, sưng tấy dữ dội trong thời gian dài thì bạn nên đến ngay trung tâm nha khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Một số dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng khôn

Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết viêm nướu răng khôn:

  • Nướu đỏ, sưng và ấm khi sờ vào.
  • Khi răng mới mọc, bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ 1-2 ngày sau đó cơn đau sẽ tự biến mất.
  • Về sau, khi răng mọc càng lớn thì cơn đau càng dữ dội, kèm theo sưng tấy, mô nướu bị đỏ.
  • Khi nhai thức ăn, cơn đau trầm trọng hơn và thậm chí khiến bạn khó mở miệng. Nướu vùng răng khôn bị sưng kèm viêm nhiễm có mủ, mủ màu trắng sữa, có mùi hôi khó chịu.
  • Một số trường hợp viêm nướu còn có biểu hiện sốt nhẹ.

Đau do mọc răng khôn gây viêm nướu

Xem thêm: Dấu hiệu đau răng khôn và cách giảm đau

Điều trị triệu chứng viêm nướu răng khôn như thế nào?

1. Biện pháp điều trị viêm nướu răng khôn tại nhà

Ngoài việc đến nha khoa để thăm khám, bác sĩ sẽ cho phép điều trị tại nhà đối với một số trường hợp còn nhẹ, cụ thể bạn có thể điều trị sưng nướu khi mọc răng khôn tại nhà như sau:

  • Sau khi ăn, bạn nên chải răng nhẹ nhàng và dùng chỉ nha khoa.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng, dung dịch vệ sinh răng miệng dịu nhẹ.
  • Uống nhiều nước để kích thích sản xuất nước bọt giúp sát trùng răng và nướu tốt.
  • Uống các loại nước hoa quả khác nhau như nước cam, nước dứa, nước chanh... để bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Ăn thức ăn mềm như: cháo, súp, đồ xay nhuyễn... Dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của nha sĩ, tránh lạm dụng thuốc.
  • Dùng túi trà, hành tây, nước đá... chườm lên má để giảm cơn đau.

2. Điều trị bằng các biện pháp nha khoa

Những lời khuyên phổ biến chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không trị dứt điểm hoàn toàn viêm nướu răng khôn.

Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, bệnh nhân phải đến gặp nha sĩ để chụp phim và xác định chính xác nguyên nhân từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp. Một số cách điều trị viêm lợi trùm răng khôn hiệu quả là:

Giảm đau tạm thời

Nếu nướu sưng nhẹ, bác sĩ sẽ làm sạch mô nướu xung quanh răng khôn. Nếu nướu sưng tấy và hình thành túi mủ thì bác sĩ sẽ lấy vôi răng răng và hút túi mủ ra ngoài để tiêu viêm, diệt khuẩn.

Ngoài ra, người bệnh có thể phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh theo đơn để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Răng khôn cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm

Loại bỏ mô nướu:

Trường hợp nướu sưng tấy hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ phần nướu bị sưng tấy và tránh lây lan sang các răng bên cạnh.

Tách nướu:

Nếu răng khôn mới mọc mà chưa nhú hoặc chỉ mới nhú một phần thì bác sĩ sẽ tiến hành tách nướu ra ngoài để chúng dễ mọc hơn.

Cắt lợi trùm răng khôn:

Khi răng mọc thẳng nhưng bị bao trùm bởi nướu, bác sĩ sẽ gây tê sau đó sẽ tiến hành cắt nướu. Sau khi cắt nướu, bệnh nhân cần dùng thêm thuốc kháng sinh, hạ sốt để tránh bị nhiễm trùng.

Nhổ răng khôn:

Trường hợp nướu bị sưng do răng khôn mọc lệch, mọc ngang hoặc mọc ngầm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để đảm bảo an toàn cho những chiếc răng còn lại và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm về sau.

Nhổ răng khôn công nghệ siêu âm Piezotome

Đừng để những triệu chứng viêm nướu răng khôn làm bạn khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần của bạn. Tốt nhất bạn nên đến gặp Bác sĩ nha khoa khi lần đầu tiên bị đau và sưng tấy để xử lý vấn đề và không ảnh hưởng đến các răng còn lại nhé!