TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Dấu hiệu đau răng khôn và cách giảm đau

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4,764
Những dấu hiệu đau răng khôn bao gồm đau đi kèm với triệu chứng sưng hàm, co cứng hàm, khó há miệng, khó nhai, có thể kèm sốt, nổi hạch. Hầu hết các chuyên gia nha khoa đều khuyên rằng nên nhổ bỏ răng khôn trước khi cơn đau do răng khôn trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Nhiều người mô tả các dấu hiệu đau răng khôn mang lại những trải nghiệm cực kỳ kinh khủng. Đó là những cơn đau thấu trời xanh, hay hàm sưng đau không thể nào há miệng, không thể ăn uống hay giao tiếp.

Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau răng khôn cũng như các cách giảm đau hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu đau răng khôn

Nếu bạn mọc răng khôn, bạn có thể băn khoăn không biết liệu mình có bị đau răng khôn hay không. Khi răng khôn mọc lên, chúng có thể rất đau đớn.

Dưới đây là những dấu hiệu đau răng khôn thường gặp: Kích ứng ở nướu: Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu và thấy sưng tấy ở nướu ở khu vực trong cùng, phía sau răng hàm thứ hai (răng số 7).

Sưng đỏ nướu do mọc răng khôn

  • Đau nhức: Răng khôn mọc thường gây ra cảm giác đau âm ỉ gần phía sau hàm mà đối với một số người có thể chuyển thành cơn đau thường xuyên và đau nhói mạnh.
  • Đau ở các vùng khác: Răng khôn đôi khi gây áp lực lên dây thần kinh gây đau quanh hàm, mắt và tai.
  • Đỏ nướu: Phần nướu khu vực răng khôn trước khi chúng bắt đầu mọc lên có thể chuyển sang màu đỏ hoặc hồng đậm.
  • Phần răng nhú lên: Nếu bạn nhìn vào gương, bạn sẽ thấy đốm trắng nhỏ nổi lên phía sau răng hàm thứ hai, đó phần trên của răng mới mọc xuyên qua đường viền nướu.
  • Cứng hàm: Xuất hiện tình trạng co cứng hàm, khó há miệng, khó ăn nhai và giao tiếp. Sốt và nổi hạch: Nhiều người mọc răng khôn hành sốt, có thể nổi hạch ở cổ.

Răng khôn mọc chèn dây thần kinh gây đau vùng hàm - mặt

Cơn đau và những triệu chứng mọc răng khôn có thể nghiêm trọng hoặc không hề có triệu chứng tùy theo cơ địa của mỗi người và kiểu mọc của răng khôn.

Đối với những răng khôn mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngầm, mọc ngang sẽ gây ra nhiều biến chứng tiềm ẩn khác như nhiễm trùng, viêm nướu trùm, hỏng răng hàm, xô lệch răng, rối loạn cảm giác, tê bì môi nướu, sưng mặt…

Nguyên nhân gây đau răng khôn

Những dấu hiệu đau răng khôn bao gồm đau nhức, sưng hàm, đỏ nướu… xuất hiện vì một số nguyên nhân. Phổ biến nhất là tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc kẹt dưới nướu do không đủ khoảng trống để răng khôn mọc ra một cách bình thường.

Bên cạnh đó, tình trạng răng khôn bị sâu cũng là nguyên nhân thường gặp. Vì răng khôn nằm ở vị trí trong cùng, rất khó để vệ sinh, dễ tích tụ mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây tình trạng sâu răng.

Thăm khám nha khoa để kiểm tra tình trạng đau có phải do răng khôn hay không

Bất kể nguyên nhân gì, răng khôn đau nhức thực sự có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể của bạn và cần được điều trị ngay lập tức.

Cơn đau răng khôn đôi khi có thể bất ngờ xuất hiện, đột ngột bùng phát qua đêm mà không báo trước. Mặt khác, cơn đau do răng khôn cũng có thể xuất hiện từ từ và dần dần, có thể bị bỏ qua hoặc bị nhầm lẫn với những vấn đề răng miệng khác.

Bước quan trọng đầu tiên nếu bạn cho rằng mình có thể đang bị đau răng khôn là thăm khám tại phòng khám răng gần nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát, chụp X-quang răng để xác định xem cơn đau của bạn có thực sự là đau do răng khôn hay không.

Cách giảm các triệu chứng đau răng khôn

Bạn có thể thực hiện nhổ răng khôn để ngăn ngừa và loại bỏ các phiền toái do răng khôn gây ra. Nếu bị đau răng khôn mà chưa thể sắp xếp được thời gian đến nha khoa kiểm tra, bạn có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục cho cơn đau răng khôn tại nhà như:

  • Chườm lạnh: Sử dụng đá hoặc túi chườm lạnh chườm bên ngoài má tại khu vực răng khôn bị đau để giúp giảm đau và giảm sưng.

Chườm lạnh giúp giảm đau răng

Xem thêm: Bong lớp trám răng bị sâu răng khôn phải làm sao?

  • Uống thuốc giảm đau: Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol để giảm bớt sự khó chịu liên quan đến đau răng khôn.
  • Nước muối: Sử dụng nước muối súc miệng để làm sạch miệng, sát khuẩn sẽ giúp giảm viêm nhiễm và đau đớn.
  • Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu đinh hương hay bạc hà… có tác dụng giảm đau răng tạm thời. Bạn có thể dùng tinh dầu pha loãng với nước sạch và bôi lên khu vực răng bị đau.

Mặc dù các biện pháp này có thể giảm đau răng khôn tạm thời nhưng giải pháp lâu dài duy nhất để chấm dứt đau răng khôn và ngăn ngừa biến chứng mọc răng khôn là nhổ răng khôn.

Bác sĩ nhổ răng khôn tại Nha khoa Nhân Tâm với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác, đảm bảo an toàn và không gây biến chứng nguy hiểm nào khi nhổ răng.

Nhổ răng khôn bằng công nghệ siêu âm

Bên cạnh đó, công nghệ nhổ răng khôn siêu âm sẽ giúp cắt đứt dây chằng nha chu và nhẹ nhàng làm lung lay răng, hỗ trợ chia nhỏ chân răng, giúp việc nhổ răng khôn diễn ra êm ái, giảm thiểu tối đa sang chấn khi nhổ răng, hạn chế đau và chảy máu.

Khi xuất hiện các dấu hiệu đau răng khôn thì bạn không nên xem nhẹ. Mặc dù có thể kiểm soát cơn đau nhưng răng khôn có thể gây đau đớn nhiều lần và gây ra nhiều ảnh hưởng về sau, do đó việc nhổ răng khôn là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.