TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tại sao răng khôn lại xuất hiện? Khi nào nên nhổ?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3,485
Như đã biết, răng khôn không đóng vai trò trong chức năng ăn nhai, sinh hoạt thường ngày của con ngoài. Răng khôn lại càng không đóng vai trò trong ý nghĩa thẩm mỹ vì nằm sâu trong hàm. Hơn hết, mọc răng khôn còn có thể gây xô lệch răng gây mất thẩm mỹ. Vậy, tại sao răng khôn lại xuất hiện? Khi nào nên nhổ bỏ?

Răng khôn (răng số 8, răng hàm lớn thứ 3) là răng mọc cuối cùng của hàm, thường mọc ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên. Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau vì chức năng của nó không rõ ràng mà lại gây ra nhiều phiền toái. Nha khoa thế giới vẫn chưa có được sự thống nhất về việc nên giữ hay nhổ răng khôn.

Trong quá trình tiến hoá từ vài triệu năm trước của loài người bắt đầu từ vượn cổ, xương hàm của con người đã trở nên nhỏ dần. Đến bây giờ, phần lớn xương hàm của mỗi người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, 14 răng ở hàm trên và 14 răng ở hàm dưới.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, còn được gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay bắt đầu thay răng mà sẽ xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.

Vì là chiếc răng mọc sau cùng và vòm miệng thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường nên sẽ có tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc chen vào chỗ răng khác, xô lẫn nhau,.. dẫn đến tình trạng sưng đau.

Có nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm không được can thiệp kịp thời sẽ khiến phần nướu bị sưng tấy, dễ tích động thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu,...

Tác dụng của răng khôn là gì?

Thực chất chiếc răng này được gọi là răng khôn bởi chúng thường mọc khi con người đã ở tuổi trưởng thành, độ tuổi khôn lớn và có thể nhận thức mọi thứ.

Do xuất hiện muộn và phải trải qua quá trình mọc chân răng đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi nướu. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi sẽ khiến mọi người gặp không ít đau nhức và phiền toái. Do đó, đối với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Răng khôn

Nói một cách khác, răng khôn còn là “kẻ thù" của nhiều người vì chỉ mang đến phiền toái và đau nhức rất nhiều. Hầu như răng khôn đều phải nhổ bỏ, dù sớm hay muộn. Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính đến nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì tồn tại đến hết quãng đời.

Cũng có nhiều người quan niệm răng răng không không tự nhiên mà mọc lên hay răng khôn có ý nghĩa riêng nên không nhổ bỏ. Hàm răng đầy của con người là có 32 răng, trong đó có 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới.

Không những không có ý nghĩa gì đặc biệt mà khi mọc răng khôn còn gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên có thể kể đến những cơn đau nhức khó chịu hơn khi mọc những răng khác.

Răng khôn khi mọc còn có thể gây ra nhiều biến chứng như: đau nhức, viêm nhiễm, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây sưng đau trong miệng nên không thể nhai thức ăn.

Nếu tình trạng viêm nhiễm do mọc răng khôn kéo dài mà không khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá huỷ vùng xương xung quanh chiếc răng này. Tệ hơn là dễ làm xô lệch cả hàm răng.

Xem thêm: Khi bị đau răng khôn nên làm gì?

Khi nào nên nhổ bỏ răng khôn?

Lý do cần nhổ bỏ răng khôn là bởi răng khôn thường mọc ở các vị trí không thuận lợi, hoặc xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại mọc quá sâu trong hàm. Việc này sẽ khiến quá trình vệ sinh diễn ra khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và răng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.

Đã có nhiều trường hợp mọc răng khôn nhưng không nhổ bỏ hoặc không chữa trị kịp thời gây lây lan nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh.

Cần nhổ bỏ răng khôn khi răng khôn mọc gây nên các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh thì sau này sẽ gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Vì vậy nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.

Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ và không bị xương hay nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp. Điều này khiến răng khôn trồi dài đến hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng và gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm thì nên nhổ bỏ.

Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng kế bên, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu cho răng kế bên thì nên chỉ định nhổ.

Răng khôn bị sâu hoặc có bệnh nha chu, khách hàng cần làm chỉnh hình, trồng răng giả.

Răng khôn là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số bệnh toàn thân khác.

Nhổ bỏ răng khôn

Không phải trường hợp nào mọc răng khôn cũng cần phải nhổ bỏ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể giữ lại răng khôn trong những trường hợp sau:

Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương hàm và nướu, không gây biến chứng gì. Trường hợp này nếu giữ lại thì khách hàng chỉ cần sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch triệt để.

Khách hàng mắc các bệnh lý mãn tính như: rối loạn đông cầm máu, tim mạch, đái tháo đường,...

Răng khôn có liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm,...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc đăng ký lịch thăm khám tại Nha khoa Nhân Tâm để được xác định tình trạng và tư vấn về dịch vụ chi tiết hơn!