TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Khi bị đau răng khôn nên làm gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.715
Nỗi ám ảnh với những cơn đau răng khôn khi răng khôn mọc là vấn đề gặp phải của nhiều người. Đặc biệt hơn, tình trạng này là điều mà hầu như ai cũng trải qua khi bước vào độ tuổi trường thành. Và việc đau răng không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng ngày mà còn gây khó khăn cho quá trình ăn uống của bạn.

Những cơn đau răng kéo dài dài nhiều khiến bạn bị đau nhức và không thể học tập hay làm việc. Điều này còn gây khó khăn cho việc ăn uống và ngủ nghỉ của bạn. Vậy nên, khi đau răng khôn cần làm gì dần trở thành câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Khi răng khôn mới mọc sẽ đem đến những cơn đau nhẹ và ít ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi đó bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm. Về thời gian sau này, những cơn đau có phần đau nhức hơn, bạn nên áp dụng thêm các biện pháp giảm đau.

Bị đau răng khôn không ngủ được

Răng khôn trong quá trình mọc sẽ đâm xuyên qua nướu để xuất hiện. Do đó nó sẽ gây đau nhức dữ dội trong suốt quá trình mọc răng. Bên cạnh đó, do thiếu hụt không gian để mọc so với những răng đã phát triển khác, răng khôn sẽ gây ra đau nhức nhiều hơn. Điều này sẽ khiến bạn không thể ngủ được.

Trong trường hợp răng khôn đau nhức khiến bạn không ngủ được thì bạn có thể giảm đau bằng một vài phương pháp thông thường như: sử dụng nước muối để giảm đau buốt, dùng 2-3 muỗng cà phê muối hoà tan với một ít nước ấm và ngậm trong khoảng 15 phút. Nhờ tính sát khuẩn mà phương pháp này sẽ giúp bạn giảm đau một cách hiệu quả mà không tốn kém.

Hoặc bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp khác như nhai hành tây, chườm đá - những phương pháp dân gian khá hiệu quả để giảm đau. Nhìn chung, những phương pháp trên chỉ có tác dụng giảm đau tức thời. Khi bạn gặp phải tình trạng đau răng khôn thì tốt nhất nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.

Xem thêm: Răng khôn là gì? Một người có tổng cộng bao nhiêu răng khôn?

Đau răng khôn bị sâu

Sâu răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau răng. Đối với răng khôn thì tình trạng này còn tệ hơn. Một số nguyên nhân dẫn đến sâu răng khôn có thể kể đến:

  • Vệ sinh răng miệng kém, ăn nhiều thực phẩm chứa đường, axit kiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ làm men răng yếu đi. Vi khuẩn từ đó sẽ dễ dàng tấn công gây sâu răng.
  • Ăn đồ ăn hoặc cắn đồ quá cứng khiến răng bị mẻ hoặc bị nứt. Từ đó sẽ hình thành các lỗ hổng và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Răng khôn bị sâu

Một số dấu hiệu nhận biết việc răng khôn bị sâu:

  • Xuất hiện lỗ sâu có kích thước nhỏ hoặc lớn trên răng, có màu ố vàng, nâu hoặc đen.
  • Răng đau nhức, khó chịu, cơn đau răng sẽ càng tăng khi ăn đồ ngọt, đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt, khi thức ăn chèn vào lỗ sâu răng sẽ trở nên đau nhức hơn.
  • Hơn nữa, khi răng khôn bị sâu có thể gây ảnh hưởng đến răng hàm số 7. Nặng hơn là có thể ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh. Hoặc có thể kể đến trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ làm chân răng bị lung lay.

Đau răng khôn nhưng không rõ nguyên nhân

Răng khôn được biết đến là chiếc răng mọc khi mọi người đã bước vào độ tuổi trưởng thành. Nếu may mắn thì răng khôn sẽ mọc thẳng như những chiếc răng bình thường mà không gây ra biến chứng gì.

Tuy nhiên, đa số các trường hợp mọc răng khôn thường bị mọc thiếu chỗ. Nó thường mọc và đâm ngang vào những chiếc răng kế bên. Trường hợp nặng hơn là mọc lệch đâm vào má. Hoặc mọc ngầm dưới nướu gây nên cảm giác đau nhức dữ dội.

Chưa kể nếu chăm sóc răng khôn không tốt sẽ rất dễ gây viêm nhiễm. Hậu quả là bị viêm đỏ, sưng tấy và đau nhức phát sốt.

Đau răng khôn có thể gây viêm đỏ, sưng tấy nướu, thậm chí phát sốt

Bị đau răng khôn nên làm gì?

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Khi mọc răng khôn thì vùng nướu và các mô mềm xung quanh rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh kỹ. Vì vậy, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Bạn nên chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương phần nướu và chân răng. Nên sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều Flour tốt cho răng và sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng. Trong trường hợp vùng nướu tại vị trí mọc răng bị viêm, bạn nên chấm thuốc sát trùng vào bông gòn để làm sạch vùng nướu.

Chườm đá lạnh

Đây là một trong những phương pháp giúp giảm sưng đau hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Bởi đá lạnh là nguyên liệu sẵn có, thực hiện dễ dàng và mang lại hiệu quả khá cao.

Bạn chỉ cần cho 2 -3 viên đá nhỏ vào khăn tay mềm, lấy chườm lên vùng má gần vị trí mọc răng khoảng 2 - 5 phút. Bạn chỉ cần thực hiện 2 -3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút thì sưng đau sẽ giảm đáng kể.

Chườm đá lạnh

Sử dụng chanh tươi

Việc sử dụng chanh tươi để giảm đau răng không cũng là một phương pháp hữu hiệu. Trong chanh có chứa hàm lượng lớn Vitamin C và axit nên có khả năng kháng khuẩn cao.

Cách thực hiện: chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt. Dùng bông y tế thấm nước chanh và chấm vào vị trí đau răng. Chờ khoảng 2 phút và súc miệng lại bằng nước sạch. Nên thực hiện 1 - 2 lần/ngày.

Tỏi

Trong tỏi có chứa hợp chất ajoene nên có tính kháng khuẩn cao. Tỏi sẽ giúp tiêu diệt và làm giảm các cơn đau nhức do răng khôn gây ra.

Cách thực hiện: lấy 1 tép tỏi đập nát rồi chà nhẹ lên vị trí đau răng và xung quanh vùng nướu. Bạn nên thực hiện từ 2 -3 lần/ngày cho đến khi cơn đau răng dịu hẳn.

Tỏi sẽ giúp tiêu diệt và giảm cơn đau nhức do răng khôn gây ra

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề “đau răng khôn nên làm gì?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Việc hiểu rõ về đau nhức răng khôn cùng cách giảm đau sẽ giúp bạn xử lý cơn đau một cách khoa học. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề cần hiểu rõ, bạn có thể liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn chi tiết.