TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng khôn (Răng số 8) và các rắc rối khó lường

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 5,663
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là răng mọc trong cùng của hàm răng. Những chiếc răng này mọc sau cùng, do đó chúng thường không có đủ khoảng trống để mọc lên một cách bình thường. Đây chính là gốc gác của mọi sự phiền toái.

Quá trình mọc 2 răng khôn hàm trên thường diễn ra bình thường. Riêng 2 răng khôn hàm dưới, do ngành lên và ngành ngang xương hàm dưới hẹp, lại bị kích bởi răng số 7 nên quá trình mọc rất phức tạp.

Bên cạnh đó, răng khôn hàm dưới hay mọc lệch (chếch lên, xoay ngang, thúc thẳng vào răng số 7, quay vào ngành lên của răng hàm dưới, có khi quay ra phía ngoài hoặc phía trong của xương hàm).

Do sự mọc lên của răng khôn hàm dưới và góc hẹp giải phẫu của xương hàm dưới nên việc mọc răng này hay gây ra các biến chứng.

Những rắc rối do răng khôn gây ra cho răng miệng

Viêm lợi trùm răng khôn

Là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn. Ðôi khi có kèm theo sốt cao và cảm giác đau nhức vùng góc hàm. Người bệnh khó để há miệng dẫn đến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Vài trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết gây sưng mặt. Ðể giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm, tuy nhiên viêm lợi trùm thường tái phát sau cắt.

Bệnh viêm nha chu

Rất thường xảy ra trên các răng khôn. Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn còn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (khách hàng không thể mở miệng to được).

Bệnh viêm lợi này sẽ tái phát nhiều lần chừng nào mà răng khôn còn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao, nhất là ở khách hàng có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, bệnh viêm nha chu sẽ dễ phát triển. Bệnh viêm nha chu gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể

Răng mọc chen chúc

Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng nằm phía trước. Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Răng mọc chen chúc gây ảnh hưởng đến cấu trúc hàm. Vì vậy, việc nhỏ bỏ răng số 8 trong trường hợp này là cần thiết.

Răng mọc chen chúc do bị xô đẩy

Viêm mô tế bào

Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như: má bị sưng phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn; Có thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra qua một lỗ rò trong miệng hoặc ra ngoài da. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì bạn cần gặp bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Phá hủy xương hàm

Là biến chứng nặng nề nhất gây phá hủy xương hàm, xương hàm có thể bị gãy tự nhiên do thành xương còn lại mỏng.

Xem thêm: Sau khi nhổ răng số 6 có cần trồng lại? Trồng lại bằng cách nào?

Cần làm gì khi mọc răng khôn

Khi mọc răng khôn, bạn nên quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng nhiều hơn. Tránh để thức ăn bám dính nhiều ở răng khôn, gây sâu răng hoặc nhiễm trùng.

Đồng thời, bạn cần hạn chế sử dụng những thức ăn quá cứng, quá dai. Do để nhai được thì phải sử dụng lực cắn mạnh, nhưng lúc này nướu răng đang sưng tấy sẽ làm bạn cảm thấy đau nhức, ngoài ra những thực phẩm này cũng dễ bị kẹt ở vùng nướu răng khôn.

Đặc biệt, khi mọc răng khôn mà có dấu hiệu đau nhức thì nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và chụp X-Quang kiểm tra, nếu cần thiết thì có thể nhổ răng khôn, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Có nên nhổ răng khôn hay không?

Như đã nêu ở trên, khi răng khôn mọc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Đồng thời, do răng khôn không có chức năng ăn nhai, thẩm mỹ nên có thể nhổ bỏ.

Răng khôn có nên nhổ bỏ hay không?

Mặc dù vậy, với những trường hợp dưới đây thì có thể giữ lại răng khôn:

  • Răng mọc thẳng, không gây ảnh hưởng đến các răng kế cạnh
  • Răng khôn đang kẹt hoàn toàn trong xương hàm, chưa gây ra biến chứng nguy hiểm
  • Răng khôn liên quan đến một số cấu trúc quan trọng khác như xoang hàm, dây thần kinh
  • Răng khôn sâu nhẹ thì có thể hàn trám để giữ lại răng thật
  • Khách hàng đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường, tim mạch,…

Đa phần mọi người đều trải qua quá trình mọc răng khôn. Tuy nhiên việc nắm bắt được các thông tin cần thiết giúp bạn có thêm kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho bản thân trong trường hợp mọc chiếc răng này. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, hãy đến ngay phòng khám nha khoa gần đây để được thăm khám và tìm cách điều trị phù hợp nhất có thể!