TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Quy trình trám răng cửa bị mẻ tại nha khoa như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.475
Trám răng cửa bị mẻ là một cách khôi phục lại nụ cười cho rất nhiều người. Với sự phát triển của nha khoa và công nghệ, độ bền của phương pháp trám răng đã được tối ưu hơn. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc về trám răng cửa bị mẻ.

Nếu bạn chỉ bị mẻ một mảnh răng nhỏ, bác sĩ có thể khắc phục chúng bằng cách trám răng. Khi răng cửa bị mẻ, rất nhiều người không biết có đi trám lại được hay không? Hãy cùng tham khảo cách trám răng cửa hiện đại hiện nay nhé!

Răng cửa bị mẻ có ảnh hưởng gì không?

Những chiếc răng được xem là bộ phận được quan tâm nhất của con người, cần phải để ý và chăm sóc hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng đảm bảo 100% trong cuộc đời sẽ không gặp phải những tai nạn bất ngờ.

Đôi khi bạn chỉ cần nhai nhầm một vật gì đó trong lúc ăn, gặp tai nạn như ngã xe hoặc xô xát, gặp các bệnh lý về răng miệng cũng có thể làm răng cửa bị mẻ.

Khi răng cửa mẻ, hậu quả đầu tiên bạn phải đối mặt chính là mất đi tính thẩm mỹ của nụ cười. Bởi vì răng cửa nằm ở vị trí “mặt tiền” nên sẽ là chiếc răng đầu tiên mà người đối diện sẽ quan sát và thấy được khi bạn cười hoặc giao tiếp.

Do đó, những người bị mẻ răng cửa thường khá tự ti và không muốn giao tiếp với những người khác. Lâu dần sẽ làm ảnh hưởng tới những mối quan hệ ngoài xã hội.

Ngoài ra, các bác sĩ còn cho biết tình trạng răng cửa bị mẻ có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng.

  • Dễ tổn thương đến môi: Những cạnh răng cửa bị mẻ thường sẽ nhọn hơn so với bình thường, do đó trong quá trình sinh hoạt có thể cọ xát và làm tổn thương đến môi.
  • Dễ bị ê buốt răng: Răng cửa bị mẻ làm phần ngà răng bị lộ ra bên ngoài. Nếu các bạn không có biện pháp khắc phục kịp thời, phần men răng còn lại này cũng sẽ dần bị mòn, làm lộ hẳn ngà răng, sau đó gây đau nhức và ê buốt liên tục.

Vì thế các bác sĩ vẫn luôn khuyên khách hàng nên đi bọc hoặc trám răng cửa bị mẻ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng xấu do răng bị mẻ gây ra.

Răng cửa bị mẻ có thể trám được không?

Răng khác biệt hoàn toàn so với những bộ phận khác như xương, tóc,… Vì chúng không thể tự hồi phục, bù đắp các điểm khuyết nếu bị sứt mẻ răng sau một khoảng thời gian.

Bất kể răng bị mẻ là nhỏ hay lớn, ở góc hoặc chân răng thì đều làm mất thẩm mỹ của người sở hữu hàm răng đó. Bởi vì răng cửa nằm ở giữa khuôn hàm, luôn lộ ra ngoài khi bạn nói chuyện, ăn nhai hoặc cười.

Răng cửa bị mẻ có thể trám được không

Răng cửa bị mẻ có thể làm bạn mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh. Mà nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra những bệnh lý về răng miệng khác như:

  • Ê buốt răng liên tục khi cắn những món ăn quá cứng hoặc dai
  • Gây viêm tủy răng
  • Răng bị mẻ sẽ dần bị mòn răng theo thời gian
  • Thức ăn rất dễ bị bám dính, khiến vi khuẩn xâm hại đi vào gây sâu răng, viêm nướu, …

Tóm lại, nếu xét về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe thì việc trám răng cửa bị mẻ là điều hoàn toàn nên làm và tốt nhất hãy thực hiện sớm. Trám (hàn) răng cửa là một kĩ thuật nha khoa khá đơn giản, nhanh chóng nên bạn có thể yên tâm về độ an toàn của phương pháp này.

Bạn cũng không cần phải lo lắng bị mẻ răng cửa có trám được không vì với công nghệ hiện đại, việc trám răng đã trở nên dễ dàng, thích hợp với nhiều tình trạng khác nhau.

Quy trình trám răng cửa bị mẻ

Trám răng cửa bị mẻ là kỹ thuật nha khoa đơn giản, chỉ tốn một chút thời gian là đã hoàn thành rồi. Muốn hoàn thiện quy trình này, khách hàng chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút để trải qua các bước sau đây:

Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn trám răng

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ khoang miệng của bạn để xác định bệnh lý và tình trạng hư tổn của răng. Sau đó tư vấn xem bạn có nên trám răng bị mẻ hay không.

Khi đã xác định được trám răng chính là phương pháp phù hợp nhất, bác sĩ sẽ điều trị những bệnh lý như sâu răng và viêm nướu trước (nếu có) rồi mới chuẩn bị chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 2: Làm sạch khoang miệng

Trước khi tiến hành trám răng bị mẻ, bác sĩ không thể bỏ qua được bước vệ sinh khoang miệng. Thao tác này giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn trong khoang miệng, để miếng trám sử dụng được lâu dài hơn.

Bước 3: Trám răng

Bác sĩ sẽ đặt vật liệu trám lên vị trí răng cửa bị sứt mẻ để khôi phục lại vẻ ngoài cho răng. Sau đó tiến hành tinh chỉnh để miếng trám được vừa vặn và đảm bảo không bị bung bật nhưng phải thật tự nhiên.

Bước 4: Chiếu đèn

Sau khi miếng trám đã đạt được yêu cầu, bác sĩ sẽ chiếu đèn laser để miếng trám được bám chắc tại vị trí.

Xem thêm: Răng trám bị bể phải làm thế nào và dấu hiệu nhận biết

Sau khi trám răng nên chăm sóc thế nào?

Mọi thứ còn tùy vào độ bền của vật liệu trám răng mẻ, nhưng muốn kéo dài thời gian sử dụng của miếng hàn răng được lâu nhất, các bạn cần phải chú ý tới cách chăm sóc răng miệng tại nhà

Trám răng cửa bị mẻ

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: Đây là yêu cầu thiết thực nhất để loại bỏ vi khuẩn, không để chúng xâm nhập, gây viêm nhiễm và làm hỏng miếng trám.
  • Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm: bàn chải lông mềm thường có khả năng làm sạch tốt hơn. Ngoài ra còn hạn chế được việc làm tổn thương mô mềm, gây chảy máu.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng: các công cụ này sẽ hỗ trợ rất tích cực trong việc làm sạch khoang miệng hiệu quả.
  • Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh khi mới trám xong: sự thất thường về nhiệt độ có thể làm miếng trám dễ bung, khiến chúng bị rơi ra ngoài.
  • Hạn chế ăn đồ cứng hoặc quá dai: bởi vì các món ăn này sẽ làm miếng trám bị sứt mẻ
  • Nên thăm khám thường xuyên tại nha khoa: khám răng 2 lần/năm có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn. Kịp thời phát hiện những vấn đề về miếng trám để khắc phục nhanh chóng.

Nếu bạn đang gặp tình trạng trên, thì hãy nhanh chóng đến phòng khám nha khoa Nhân Tâm để trám răng cửa bị mẻ nhé! Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc câu hỏi gì thì hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!