TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới cần lưu ý gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,301
Với sự phát triển của ngành y học hiện đại ngày nay, nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới không còn là tiểu phẫu phức tạp nữa. Nhưng vẫn đòi hỏi bác sĩ tiến hành có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để tránh những biến chứng nguy hiểm hậu nhổ.

Vì mọc ở thời điểm hàm răng đã hoàn thiện, không còn không gian để phát triển bình thường nên răng khôn thường có xu hướng mọc ngầm, lệch. Răng khôn mọc lệch hàm dưới sẽ làm ảnh hưởng đến các răng hiện tại.

Các răng mọc lệch với nhiều hướng khác nhau, độ lệch càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng càng lớn.

Những kiểu mọc của răng khôn hàm dưới

Mọc thẳng

Răng khôn mọc thẳng trong trường hợp cấu trúc hàm không còn đủ không gian để răng khôn phát triển. Tuy nhiên, khi đó độ khít của răng số 7 và số 8 dễ làm kẹt thức ăn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu.

Mọc lệch 45 độ

Khi mọc lệch 45 độ, răng khôn thường có xu hướng mọc dựa vào răng số 7. Việc này dẫn đến xô lệch răng số 7. Nếu cứ để tình trạng xô lệch này kéo dài sẽ gia tăng khả năng đẩy lệch cả hàm, gây nguy cơ mất răng cao.

Đồng thời, các răng hàm khi bị đẩy khít sẽ dễ bị giắt thức ăn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến phát sinh sâu răng, hôi miệng và viêm nhiễm vùng nướu.

Trong trường hợp răng khôn mọc lệch 45 độ ngược về phía má sẽ gây đau nhức, biến dạng vùng má.

Mọc ngang (lệch 90 độ)

Với trường hợp này, răng khôn thường nằm ẩn ở dưới nướu gây nên các biến chứng đau nhức kéo dài, tác động mạnh vào chân răng số 7 làm nguy cơ lung lay và mất răng cao. Với trường hợp này chỉ có thể thấy khi chụp CT.

Do đó, khi cảm thấy đau nhức mà không thấy răng khôn mọc lên, bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Mọc ngược 90 độ

Những kiểu mọc của răng khôn hàm dưới

Đây là trường hợp răng khôn hàm dưới mọc lệch nguy hiểm nhất. Khi đó răng khôn sẽ đâm vào xương hàm gây sưng và đau nhức kéo dài. Đồng thời, việc mọc ngược sẽ chèn vào các dây thần kinh có thể dẫn đến các triệu chứng tê môi, mất vị giác,...

Khi có cảm giác bị đau, bạn nên đi khám để được nhổ bỏ kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu do răng khôn mọc ngược tác động.

Những biến chứng của răng khôn mọc lệch hàm dưới

Khi răng khôn mọc lệch luôn đi kèm với những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung. Biểu hiện của những biến chứng thường gặp như sau:

Sâu răng

Đây là một tình trạng răng miệng rất phổ biến. Khi răng bị sâu, lỗ sau sẽ tăng kích thước và phá hủy cấu trục răng quai hàm. Dẫn đến làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác.

Các bệnh về nướu, nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm

Thức ăn tích tụ ở kẽ răng khôn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm vùng nướu. Biến chứng thường gặp là sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ, viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp.

U nang

Nếu không kịp thời xử lý răng khôn mọc lệch hàm dưới có thể gây ra u nang xương hàm. Hệ lụy lớn nhất sẽ làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Trường hợp nặng sẽ phải loại bỏ mô và xương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Những biến chứng của răng khôn mọc lệch

Rối loạn phản xạ, cảm giác

Răng khôn mọc lệch sẽ gây chèn ép các dây thần kinh chi phối, gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, niêm mạc, da, răng ở nửa cung hàm. Ngoài ra còn có thể gây ra hội chứng giao cảm: phù đỏ quanh ổ mắt, đau một bên mặt.

Khi nào nên nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới?

Nhiều người cho rằng răng khôn là điều may mắn nên dù có bị đau, khó chịu thì họ cũng không muốn nhổ. Tuy nhiên đây lại là một quan niệm sai lầm.

Trường hợp nên nhổ răng khôn

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau, sâu răng, viêm sưng tấy, hàm răng chen chúc, xô đẩy nhau,...
  • Răng mọc lệch không tham gia vào quá trình nhai thức ăn nhưng gây trở ngại khi vệ sinh răng miệng.
  • Răng khôn mọc thẳng không gây cản trở nhưng sẽ không có răng đối diện ăn khớp; hoặc có hình dạng bất thường, khó vệ sinh,... sẽ gây sâu răng, viêm nha chu về sau.
  • Nhổ theo yêu cầu khi cần phục hình, chỉnh hình răng mặt.
  • Nên nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới để tránh những tai biến đau nhức, giúp đơn giản cho việc hậu phẫu (theo lời khuyên của một số chuyên gia răng - hàm - mặt).

Những biến chứng có thể xuất hiện sau khi nhổ

  • Có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn vệ sinh và chăm sóc sau nhổ không đúng cách. Các dấu hiệu khi bị nhiễm trùng cần đến gặp bác sĩ nha khoa ngay: sốt, đau và sưng liên tục, xuất hiện dịch màu vàng hoặc trắng,...
  • Vết thương hồi phục chậm do xương mới chậm phát triển trong ổ răng rộng. Quá trình phục hồi tuy diễn ra lâu nhưng không nhất thiết phải đi tái khám.
  • Khô ổ răng khi cục máu đông không phát triển trong ổ răng trống hoặc bị tuột ra. Bạn nên gặp bác sĩ sớm để được xử lý kịp thời.
  • Tê hàm vĩnh viễn do dây thần kinh bị tổn thương gây mất cảm giác. Nguy cơ bị tê hàm rất thấp, có thể xảy ra trường hợp bị tê hàm trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà nên đi tái khám.

Những biến chứng có thể xuất hiện

Những điều nên làm sau khi nhổ răng khôn

  • Cắn chặt miếng gạc trong 20 phút để ngừng chảy máu, tránh ngậm lâu vì gây nhiễm khuẩn ngược.
  • Chườm đá trong ngày đầu tiên để giảm sưng và khi bị đau nhức.
  • Uống thuốc giảm đau theo đúng đơn được kê.
  • Sau 24-48 giờ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng.
  • Ăn đồ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như sinh tố, súp,... và hạn chế nhai ở khu vực nhổ răng.
  • Tránh đồ ăn cay, nóng, có tính axit và đồ ăn cứng vì sẽ khiến vết thương lâu lành.

Bạn nên đi khám và điều trị ngay từ khi phát hiện răng khôn mọc lệch hàm dưới bất thường để hạn chế các biến chứng xảy ra. Tuyệt đối tránh để bệnh phát triển lâu dài dẫn đến những tai biến nguy hiểm.