TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nên nhổ răng khôn không? Khi nào cần thiết?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 632
Mọc răng khôn cũng là thời điểm các triệu chứng đau nhức, khó chịu xuất hiện khiến cuộc sống sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn. Khi đó, ai cũng đều muốn nhổ bỏ ngay chiếc răng này. Vấn đề là có nhiều người chưa rõ có nên nhổ răng khôn không? Khi nào cần nhổ?

Nên nhổ răng khôn không? Thông thường răng khôn sẽ được chỉ định nhổ bỏ bởi đa số chúng mọc theo hướng bất thường, gây ra nhiều biến chứng phức tạp trong khi không đảm nhận chức năng gì quan trọng.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không nên nhổ bỏ răng khôn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nếu bạn cũng đang gặp phiền phức vì chiếc răng này thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhé.

Răng khôn và các dấu hiệu mọc răng khôn

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng mọc muộn nhất, nằm bên cạnh số 7 và sát với vách hàm. Chiếc răng này mọc lên khi ta bước vào tuổi trưởng thành (từ 17 đến 25 tuổi).

Lúc này, xương hàm đã cứng chắc và ổn định, bề mặt nướu dày nên khi răng khôn mọc sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu vô cùng.

Khi mọc răng khôn, bạn sẽ thấy có các dấu hiệu như sau:

  • Đau nhức hàm: Răng số 8 xuất hiện cũng là lúc cơn đau kéo đến, cơn đau càng trầm trọng khi răng phát triển cho tới khi răng mọc lên hoàn chỉnh.
  • Sưng tấy nướu: Nếu cung hàm không có đủ chỗ cho răng khôn mọc, chúng không mọc lên hết được mà kẹt lại dưới nướu thì khu vực đó sẽ bị sưng đỏ và phồng lên. Khi đánh răng thường thấy chân răng chảy máu.
  • Há miệng khó, có thể sốt nhẹ: Cơn đau nhức kéo dài làm nhiều người cử động miệng khó khăn, có thể kèm theo cả sốt trong khi răng mọc.

Nên nhổ răng khôn không? Khi nào cần thiết?

Trường hợp cần phải nhổ răng khôn

Nên nhổ răng khôn không? Khi nào cần thiết?

Ngay khi các dấu hiệu đau nhức xuất hiện do răng khôn nhô phát triển, đa số mọi người đều muốn nhổ ngay nó đi. Tuy nhiên, việc nên nhổ răng khôn không lại khiến cho không ít người băn khoăn và do dự.

Trên thực tế, không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Nhổ răng khôn là việc cần thiết trong các tình huống:

  • Răng mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh gây ra cảm giác đau nhức và giảm khả năng ăn nhai.
  • Quanh răng khôn có u nang gây tổn thương hàm.
  • Răng khôn mọc lệch khiến các răng khác trên cung hàm cũng bị xô lệch theo.
  • Nhiễm trùng tái phát nhiều lần tại các mô mềm quanh răng.
  • Răng khôn có hình dáng bất thường, nhỏ, tạo khe giắt với răng liền kề.
  • Răng mọc theo ngầm, mọc ngang, mọc kẹt.

Nếu gặp các tình trạng trên mà không loại bỏ răng kịp thời thì có thể bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng phức tạp như:

  • Viêm lợi trùm: Viêm lợi trùm thường xảy ra khi răng khôn mọc lệch, khiến thức ăn bám vào giữa răng và lợi. Việc làm sạch răng cũng khó khăn hơn, vi khuẩn có cơ hội phát triển gây nhiễm trùng quanh răng gây sưng tấy và đau buốt.
  • Viêm nha chu: Trường hợp này lại thường gặp khi răng số 8 mọc thẳng nhưng hình dạng bất thường, làm thức ăn nhồi nhét lâu ngày gây sâu răng, viêm nha chu.
  • Hỏng răng số 7: Nhiều trường hợp răng khôn mọc ngang, chen chúc hoặc đâm vào răng số 7. Hậu quả là khiến răng này bị viêm hoặc hỏng hẳn.
  • Sâu răng: Răng khôn mọc lệch tạo nên khe hở giữa chúng và răng số 7 khiến thức ăn thường xuyên mắc lại, lâu ngày dẫn đến sâu răng cả răng khôn và răng số 7.
  • Viêm mô tế bào: Nếu mắc viêm mô tế bào, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy căng, phồng má và đau khi chạm vào. Điều này còn khiến bạn khó há miệng, nhai nuốt, cứng hàm, có mủ tại chân răng.

Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng nên ăn gì, kiêng gì để vết thương mau hồi phục?

Trường hợp nên bảo tồn răng khôn

Phụ nữ mang thai không nên nhổ răng khôn

Đối với các trường hợp sau đây bác sĩ không khuyến khích nhổ vì ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ:

  • Phụ nữ mang thai: Nhổ răng khôn ở giai đoạn này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
  • Viêm nhiễm lợi: Đối với trường hợp này, bác sĩ không khuyến khích nhổ răng số 8 để tránh nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
  • Vị trí răng khôn quan trọng: Ở trường hợp răng khôn có liên quan đến các vị trí giải phẫu quan trọng như: Dây thần kinh, xoang hàm… thì không nên nhổ để tránh biến chứng ảnh hưởng sức khoẻ.

Hy vọng các chia sẻ trên đây của Nha khoa Nhân Tâm đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn nên khổ răng khôn không và khi nào cần nhổ? Hãy đến gặp bác sĩ tại các địa chỉ nha khoa gần đây uy tín để thăm khám, xác định tình trạng răng và điều trị kịp thời khi nhận thấy có dấu hiệu mọc răng khôn.