TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Mọc răng khôn và những điều cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 703
Nhắc đến răng khôn, chúng ta thường không mấy dễ chịu khi những chiếc răng khôn xuất hiện khiến bạn trở nên đau buốt và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Bài viết sau đây sẽ tiết lộ cho bạn về nguyên nhân, triệu chứng và khi nào cần phải nhổ đi chiếc răng khôn phiền phức.

Răng khôn (hay răng số 8) thực chất là răng hàm thứ 3 nằm ở vị trí cuối cùng của mỗi bán cung hàm. Mọc răng khôn bất thường có thể gây ra các biến chứng phức tạp nếu không được xử lý kịp thời.


Vì sao răng khôn gây đau nhức?

Răng khôn (hay răng số 8) thực chất là răng hàm (molar) thứ 3 nằm ở vị trí cuối cùng của mỗi bán cung hàm. Ở độ tuổi từ 18 đến 21, răng này mới bắt đầu phát triển và ổn định dần. Đa số mọi người sẽ có hai chiếc răng khôn ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới khi đã trưởng thành.

Không phải răng khôn nào cũng có tác hại xấu đến chúng ta, tuy nhiên phần lớn các trường hợp chúng lại gây đau đớn lẫn kèm các vấn đề răng miệng khác. Phần nữa vì chúng ở vị trí khó vệ sinh, vôi răng lẫn tình trạng sâu răng sẽ dễ diễn ra với răng khôn cùng các vấn đề nha chu.

Các dạng mọc của răng khôn

Răng khôn sẽ gây ảnh hưởng nếu chúng không đủ chỗ để mọc và phát triển bình thường như các răng trước nó.

Trừ trường hợp răng mọc thẳng và có khoảng cách với răng số 7 vừa đủ, những trường hợp sau răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ:

  • Mọc lệch tạo thành một góc với răng số 7
  • Mọc lệch đụng chân răng với răng số 7
  • Mọc thẳng nhưng khoảng cách quá sát răng số 7
  • Mọc ngang đụng răng số 7, nằm “chìm” trong nướu
  • Mọc thẳng nhưng ngầm trong xương hàm

Các dạng mọc của răng khôn

Để xác định răng khôn có hướng mọc ra sao, hình ảnh chụp x-quang cùng nhận định của bác sĩ mới cho ra kết quả chính xác về tình trạng răng khôn của bạn.

Các biến chứng có thể gặp phải với răng khôn

Với những trường hợp mọc răng khôn như đã đề cập, những biến chứng chúng ta có thể gặp bao gồm:

  • Gây tổn thương đến các răng khác: Các răng số 7 dễ bị sâu răng hay xô lệch nếu răng khôn mọc lệch. Không chỉ vậy, sức đẩy của răng khôn có thể làm cả hàm bị xô lệch, có thể gây sai khớp cắn và cần can thiệp chỉnh nha nếu tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
  • Tạo nang: Nếu răng khôn mọc ngầm, chúng sẽ hình thành nang chứa dịch bên trong xương hàm và ảnh hưởng đến dây thần kinh, mô và các răng khác. Một số trường hợp hiếm, nặng này có thể phát triển thành u (thường là lành tính).
  • Gây vôi răng: Vị trí khó vệ sinh và dễ mắc thức ăn thừa sẽ gây mảng bám cao răng đối với răng số 8, tình trạng này không được can thiệp sẽ gây sâu hoặc viêm nha chu.
  • Các bệnh lý nướu: Vì khó vệ sinh, phần nướu răng khôn là nơi dễ bị tình trạng viêm nhiễm, gây đau nhức không ngừng nếu không được theo dõi sớm.

Xem thêm: Nhổ răng khôn không đau

Chẩn đoán và khi nào cần phải nhổ răng khôn?

Việc chẩn đoán tình trạng răng khôn của bạn đang ảnh hưởng ra sau sẽ dựa vào quy trình sau:

  • Hỏi bệnh sử và các triệu chứng liên quan đến răng khôn bạn đang gặp phải
  • Thăm khám nha để kiểm tra tình trạng răng và nướu
  • X-quang toàn cảnh răng để kiểm tra tình trạng mọc của răng lẫn dấu hiệu tổn thương hàm-răng nếu có

Khi nào cần phải nhổ răng khôn?

Khi nào cần phải nhổ răng khôn?

Khi răng khôn mọc lệch như 5 trường hợp được đề cập, có triệu chứng đau và các vấn đề răng miệng liên quan, chỉ định nhổ răng khôn sẽ được yêu cầu và áp dụng hoàn toàn nếu:

  • Răng khôn đang làm viêm nướu hoặc nhiễm trùng
  • Cao răng và răng khôn bị sâu
  • Răng hay khối u phát hiện được
  • Răng khôn làm sâu/xô lệch các răng khác

Nhổ răng khôn liệu có đau? Gây ảnh hưởng sức khỏe sau nhổ?

Với sự phát triển của nha khoa hiện đại cùng các liệu pháp giảm đau tân tiến, chỉ định nhổ răng khôn được các bác sĩ nha khoa chỉ định cùng quy trình nhanh chóng, ít gây đau và hạn chế tối đa biến chứng sau nhổ.

Tùy trường hợp viêm và tình trạng răng mọc ra sau, bạn có thể chỉ cần gây tê để nhổ hoặc sẽ phải gây mê và tiểu phẫu để bác sĩ tiến hành thủ thuật lấy và kiểm tra ổ răng xem đã lấy răng khôn ra hoàn toàn hay chưa.

Một số trung tâm nha khoa hiện có áp dụng cả việc khâu bằng chỉ tan, không cần cắt chỉ sau khi vết khâu đã hồi phục hoàn toàn.

Một số ít trường hợp sau nhổ có thể gặp tình trạng:

  • Đau nơi ổ răng đã nhổ hay có huyết khối nhỏ
  • Nhiễm trùng ổ răng nhổ nếu vệ sinh hay không lấy được thức ăn thừa kỹ
  • Tổn thương răng khác, thần kinh, nướu nếu thủ thuật không chuyên nghiệp

Khi bạn có thể nhìn thấy, hay cảm giác đau ở vùng đang mọc răng khôn, một cuộc hẹn với bác sĩ là điều cần thiết để kiểm tra tình trạng răng của bạn. Nhưng trên hết, hãy vệ sinh răng mỗi ngày thật kỹ cùng tham khảo ở các trung tâm phòng khám nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn nếu có phải chỉ định nhổ răng nhé.