Mọc răng khôn hàm dưới thường đi kèm với các triệu chứng như đau nhức tại vị trí góc hàm, sưng lợi, sưng má và sốt nhẹ.
Khi có những biểu hiện này, bạn nên đến khám tại trung tâm nha khoa để xác định tình trạng răng miệng, hướng mọc của răng khôn, phương pháp điều trị phù hợp và tiến hành nhổ răng khôn nếu cần thiết.
Răng khôn hàm dưới mọc khi nào?
Răng khôn hay răng số 8 bao gồm 4 chiếc răng mọc tại vị trí góc trong cùng của hai bên hàm, hàm trên 2 chiếc và hàm dưới 2 chiếc. Thông thường, những chiếc răng này sẽ mọc cuối cùng trong giai đoạn 17 đến 25 tuổi.
Răng số 8 có thể mọc thẳng bình thường hoặc mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngược, nhô lên khỏi lợi một phần thì dừng mọc vĩnh viễn kéo theo nhiều vấn đề phức tạp về răng miệng.
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới
Quá trình mọc răng khôn trên thực tế không diễn ra liên tục, thời gian mọc răng sẽ khác nhau ở từng người. Có những người mất từ 3 đến 5 tháng để răng trồi lên hết nhưng cũng có người mất nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, dấu hiệu mọc răng khôn nói chung và răng khôn hàm dưới nói riêng cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Các dấu hiệu gợi ý mọc răng khôn hàm dưới bao gồm:
- Đau nhức tại vị trí góc hàm dưới: Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy răng khôn đang mọc lên. Hiện tượng này sẽ xảy ra trong vài ngày sau đó sẽ hết khi răng khôn đã mọc đúng hướng. Trường hợp răng mọc lệch có thể gây đau với mức độ tăng dần và lan sang các răng liền kề do răng số 8 đâm vào lợi hoặc chân răng bên cạnh.
- Sưng lợi: Sưng lợi luôn là triệu chứng đi kèm với các cơn đau. Bạn có thể nhận thấy lợi tại khu vực răng mọc bị sưng, ê buốt và thậm chí là co giật.
Mọc răng khôn hàm dưới gây sưng lợi
- Sưng má: Sưng má cũng là một biểu hiện thường gặp khi mọc răng khôn, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Sốt: Dấu hiệu này thường xuất hiện trong giai đoạn răng khôn nhú lên. Bạn không cần quá lo lắng khi gặp triệu chứng này bởi sốt mọc răng thường chỉ là cơn sốt nhẹ, rất hiếm khi bị sốt cao kéo dài.
Xem thêm: Răng khôn mọc ngang và những điều cần biết
Cách xử trí khi có dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới
Nắm được các biểu hiện khi răng khôn mọc sẽ giúp bạn nhận biết khi nào mình mọc răng khôn để có những phương án xử trí phù hợp. Khi có các dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
Thăm khám tại trung tâm nha khoa
Mọc răng khôn hàm dưới không diễn ra liên tục, kéo theo hiện tượng đau nhức theo từng đợt. Khi có dấu hiệu bất thường, điều đầu tiên là bạn nên đi khám tại cơ sở nha khoa để xác định tình trạng răng, hướng mọc, biện pháp điều trị và tiến hành nhổ răng khôn nếu cần thiết.
Tuyệt đối không nên chủ quan, cố chịu đựng hoặc tự ý điều trị bằng thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn các trung tâm nha khoa uy tín bởi việc điều trị răng khôn sẽ phức tạp hơn các răng khác, đòi hỏi bác sỹ có kinh nghiệm và tay nghề tốt.
Thăm khám tại trung tâm nha khoa khi có biểu hiện mọc răng khôn
Chườm lạnh để giảm đau
Khi mọc răng khôn hàm dưới khiến lợi và má bị sưng kèm theo cơn đau nhức khó chịu thì bạn có thể sử dụng đá lạnh để giảm đau bằng cách bọc đá trong túi chườm hoặc khăn sạch và chườm lên khu vực má bên ngoài vị trí mọc răng trong khoảng 15 đến 30 phút.
Để đạt hiệu quả tốt, bạn nên chườm trong 15 phút sau đó nghỉ 15 phút rồi mới tiếp tục chườm.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Làm sạch răng đúng cách, nhất là vị trí răng khôn tại góc hàm bởi lúc này nướu đang gặp thương tổn nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Ngoài việc đánh răng hàng ngày, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám.
Mong rằng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng khi mọc răng khôn hàm dưới cũng như cách xử trí khi chiếc răng này mọc lên.
Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về răng khôn hoặc các vấn đề nha khoa khác, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất nhé.