TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đang đau răng có nhổ được không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,396
Đang đau răng có nhổ được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân đau răng quan tâm. Bệnh nhân đau răng thường có tâm lý muốn nhổ răng để chấm dứt tình trạng khó chịu này. Tuy nhiên, khi điều trị, Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị và ưu tiên bảo tồn tối đa răng thật cho bệnh nhân.

Bạn đang cảm thấy “khổ sở” vì chiếc răng đau của mình và muốn nhổ ngay lập tức để không còn đau nhức nữa. Vậy đang đau răng có nhổ được không?

Trên thực tế, nhổ răng sẽ là chỉ định cuối cùng khi răng bị tổn thương quá nghiêm trọng và không thể hồi phục.

Khi nào răng đau cần nhổ bỏ?

Bạn bị sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu răng, nha chu, chấn thương răng, mọc răng khôn… dẫn đến những cơn đau răng vô cùng khó chịu.

Lúc này, có thể bạn sẽ có mong muốn nhanh chóng được nhổ răng để không còn bị cơn đau hành hạ nữa. Trong đầu bạn sẽ xuất hiện vô vàn những câu hỏi như là nhổ răng ở đâu, đang đau răng có nhổ được không, nhổ răng có ảnh hưởng gì không?

Điều bạn cần làm lúc bị đau răng chính là tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và mức độ tổn hại răng để kết luận bạn có nhổ răng được không. Chỉ những trường hợp sau đây, Bác sĩ mới chỉ định nhổ răng:

1. Răng bị sâu nặng không thể giữ lại

Sâu răng sẽ trải qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Nếu sâu răng không được điều trị kịp thời, răng sẽ bị tổn thương đến mức sâu chỉ còn chân răng, sâu răng lan rộng gây hư hỏng các răng bên cạnh.

Thông thường, những trường hợp này răng sẽ được nhổ bỏ vì răng đã không thể giữ vai trò ăn nhai mà còn gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.

Răng sâu nặng chỉ còn chân răng thường được chỉ định nhổ bỏ

2. Răng bị nhiễm trùng và hoại tử tủy

Tủy răng là nơi chứa hệ thống thần kinh và mạch máu cung cấp dưỡng chất cho răng. Nếu vi khuẩn xâm nhập và tấn công tủy răng, sẽ gây ra viêm tủy.

Viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng và hoại tử tủy, thậm chí tiềm ẩn những biến chứng như viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, đe dọa sức khỏe và tính mạng…

Nhổ răng bị viêm tủy trầm trọng và thực hiện cấy ghép Implant sau nhổ răng

3. Răng khôn bị viêm nhiễm, mọc khó

Răng khôn bị sâu, răng khôn mọc gây viêm quanh răng, răng khôn không có răng đối diện, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt… sẽ được chỉ định nhổ bỏ vì tiềm ẩn nhiều rủi ro như sưng đau kéo dài, u hàm, phá vỡ xương hàm, rối loại cảm giác…

4. Răng bị viêm nha chu trầm trọng

Viêm nha chu là giai đoạn tiến triển của viêm nướu. Khi bị viêm nha chu, vi khuẩn sẽ tấn công phá vỡ cấu trúc mô liên kết xung quanh răng, phá hủy dây chằng nha chu khiến răng bị lung lay và rụng sớm.

Viêm nha chu cũng gây ra tình trạng đau nhức kéo dài và khó ăn nhai. Viêm nha chu thường sẽ được Bác sĩ điều trị để giúp bệnh không tiến triển nặng hơn.

Thăm khám và điều trị tại Nha khoa Nhân Tâm

Đối với tình trạng bệnh quá nghiêm trọng, giữ lại răng không có lợi cho sức khỏe thì Bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân nhổ răng và phục hình lại răng mới bằng giải pháp cấy ghép răng Implant.

5. Răng bị chấn thương nặng

Tai nạn, va đập… khiến răng bị chấn thương, vỡ lớn hay gãy chỉ còn chân răng, lún răng vào xương ổ răng... mà không thể phục hồi với các kỹ thuật phục hình nha khoa thì Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để trồng răng giả nhằm cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ.

Xem thêm: Dấu hiệu đau răng khôn và cách giảm đau

6. Nhổ răng để niềng răng

Răng mọc lệch lạc, hô, móm, sai khớp cắn cần tiến hành niềng răng để đưa răng về đúng vị trí. Hầu hết các trường hợp niềng răng đều cần nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển.

Đang đau răng có nhổ được không?

Đang đau răng có nhổ được không sẽ tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Trên thực tế, răng bị đau có thể nhổ nếu đau ít và không bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng, hàm sưng, mặt sưng, sốt… thì Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để giảm đau và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu khi nhổ răng.

Chụp phim CT Cone Beam 3D cho phép khảo sát cấu trúc răng hàm và mức độ tổn thương của răng

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân thuộc các đối tượng dưới đây thì cũng được chống chỉ định nhổ răng:

  • Bệnh nhân gặp bệnh lý về máu dẫn đến máu khó đông.
  • Bệnh nhân bị tim mạch, tiểu đường chưa được kiểm soát.
  • Bệnh nhân bị ung thư đang điều trị xạ trị.
  • Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng hay đang gặp vấn đề sức khỏe, tinh thần kém.
  • Phụ nữ thời kỳ mang thai, cho con bú hay đang trong kỳ “đèn đỏ”.
  • Người đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc chống đông máu có thể ảnh hưởng đến việc nhổ răng. Do đó, bạn cần thông báo với Bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để bảo đảm an toàn khi nhổ răng.

Như vậy đang đau răng có nhổ được không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của bạn. Tại Nha khoa Nhân Tâm, bạn sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, kiểm tra sức khỏe tổng quát để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất, không lạm dụng việc nhổ răng và luôn ưu tiên bảo tồn răng thật cho bạn.