TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bệnh lý tủy răng – Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 545
Bệnh lý tủy răng vô cùng nguy hiểm vì nếu không điều trị thì sẽ khiến răng bị chết tủy và trở nên giòn, dễ gãy vỡ. Đồng thời có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường như mất răng, áp-xe răng, viêm mô tế bào…

Bệnh lý tủy răng còn được gọi là viêm tủy răng, là bệnh răng miệng thường gặp có thể hồi phục nếu bạn phát hiện sớm.

Dấu hiệu chính cho thấy viêm tủy đã tiến triển thành viêm tủy không hồi phục là tình trạng nhạy cảm kéo dài với nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải điều trị tủy hoặc nhổ răng.

Việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày cũng như thăm khám bác sĩ định kỳ sẽ giúp giữ cho răng khỏe mạnh và ngăn ngừa viêm tủy.

Bệnh lý tủy răng là gì?

Tủy răng là phần trung tâm của răng, nơi chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết hỗ trợ răng và là nơi cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và máu để nuôi dưỡng răng.

Bệnh lý tủy răng hay còn gọi là viêm tủy răng, là tình trạng mô tủy răng bị viêm do vi khuẩn xâm nhập tấn công tủy răng.

Tủy răng bình thường và tủy răng bị viêm

Một số triệu chứng của bệnh tủy răng có thể là đau khi ăn hoặc uống đồ nóng hoặc lạnh, đau nhói đột ngột, đau khi chạm vào răng hoặc cắn, đau hàm, đau lan đến tai, thái dương hoặc đầu…

Viêm tủy răng được chia làm viêm tủy có hồi phục và viêm tủy không hồi phục:

  • Viêm tủy có thể hồi phục là tình trạng tủy răng bị viêm nhẹ, có thể biến thành áp-xe răng. Ở dạng này, tủy răng có thể hồi phục nếu bệnh nhân chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Viêm tủy không hồi phục là một tình trạng viêm nặng không thể chữa khỏi và cần được điều trị bằng cách lấy tủy răng hoặc nhổ bỏ răng.

Nguyên nhân gây viêm tủy

Men răng và ngà răng sẽ bảo vệ tủy răng. Nếu men răng và ngà răng bị tổn thương thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng và dẫn đến viêm tủy. Tổn thương răng có thể xảy ra do:

  • Sâu răng: Vi khuẩn trong miệng sản sinh ra axit có thể ăn mòn men răng và tạo ra các lỗ sâu răng. Vi khuẩn tấn công tủy răng thông qua những lỗ sâu.
  • Vết nứt gãy răng: Những vết nứt hoặc mẻ, gãy răng có thể xảy ra trong quá trình ăn nhai hay chấn thương răng, khiến răng bị tổn thương.
  • Điều trị nha khoa sai cách: Điều trị nha khoa như bọc sứ, trám răng… sai kỹ thuật cũng có thể gây ra những biến chứng, chẳng hạn như viêm tủy răng.
  • Mòn răng: Nghiến răng hoặc đánh răng quá mạnh có thể làm mòn men răng và khiến tủy răng dễ bị viêm hơn.

Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tủy răng

Xem thêm: Cách lấy tủy răng đúng quy trình chuẩn

Điều trị bệnh lý tủy răng

Khi có những dấu hiệu của bệnh lý tủy răng, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám nha khoa gần đây nhất uy tín để được chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị. Lựa chọn phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm tủy.

Điều trị có thể bao gồm loại bỏ sâu răng, phục hồi tổn thương trên răng hoặc trong một số trường hợp là điều trị tủy. Trong trường hợp viêm tủy có hồi phục, có thể cần phải trám răng.

Viêm tủy răng có thể hồi phục nếu phát hiện và điều trị sớm

Nếu Bác sĩ chẩn đoán bạn cần điều trị tủy, thì bạn sẽ cần trải qua quy trình điều trị tủy sau đây:

  • Bước 1: Thăm khám và xác định tình trạng viêm tủy răng, chụp phim X-quang để xác định mức độ viêm nhiễm nhằm đưa ra phác đồ phù hợp.
  • Bước 2: Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sát khuẩn khoang miệng và được gây tê cục bộ để giảm cảm giác ê nhức, khó chịu khi điều trị tủy.
  • Bước 3: Đặt đế cao su để ngăn không cho thuốc điều trị tủy rơi xuống họng, đồng thời giữ cho răng luôn khô sạch, tránh nước bọt.
  • Bước 4: Dùng mũi khoan và dũa chuyên dụng để mở ống tủy, sau đó dùng trâm nội nha để lấy tủy răng bị viêm nhiễm ra khỏi buồng tủy và chân răng.
  • Bước 5: Tạo hình lại ống tủy và trám bít ống tủy bằng vật liệu trám chuyên dụng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau chữa tủy và đặt lịch tái khám định kỳ. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những cách để bảo vệ răng, bạn cần tuân thủ thực hiện để phòng ngừa viêm tủy cũng như những bệnh lý răng miệng khác.

Bệnh lý tủy răng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học. Nếu có những bất thường ở răng, bạn có thể liên hệ Bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn miễn phí qua Hotline 1900 56 5678.