Răng khôn là chiếc răng trong cùng của mỗi cung hàm, là răng mọc sau cùng ở độ tuổi trưởng thành từ 17 đến 25. Răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngang, mọc ngầm.
Răng khôn là chiếc răng “không được chào đón” vì vừa không có giá trị về mặt ăn nhai, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như viêm lợi trùm, sâu răng….
Do đó, răng khôn thường được chỉ định nhổ để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.
Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề nào và phương pháp xử lý ra sao?
Giải đáp những vấn đề thường gặp sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu?
Những câu hỏi về các vấn đề sau khi nhổ răng khôn mà Nha khoa Nhân Tâm nhận được nhiều nhất là:
Nhổ răng khôn bao lâu hết đau? Nhổ răng khôn bao lâu mới lành? Nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi? Để giúp bệnh nhân an tâm hơn, Nha khoa sẽ cung cấp một số thông tin như sau:
- Sau khi nhổ răng khôn, tình trạng chảy máu có thể kéo dài khoảng 30 – 60 phút. Sau đó, trong vòng 24 tiếng đầu, ổ răng có thể vẫn bị rỉ máu khiến nước bọt có màu hồng.
- Đây là biểu hiện bình thường nên bệnh nhân không cần lo lắng. Cục máu đông ở phần hốc răng đóng vai trò quan trọng giúp cầm máu nhanh hơn, thúc đẩy quá trình lành thương.
Do đó, trong thời gian đầu sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh làm vỡ cục máu đông:
- Không uống nước quá nóng hoặc đẩy lưỡi vào ổ răng mới nhổ trong 6 giờ đầu
- Chưa cầm được máu thì không được súc miệng bằng nước muối
- Không để vật cứng, sắc nhọn va vào ổ răng sau khi nhổ
- Không nhai kẹo cao su, uống rượu bia hay hút thuốc lá
- Không khạc nhổ mạnh
- Không ăn đồ ăn rắn, thô hoặc nhai ở gần vị trí nhổ răng
- Không hoạt động quá mạnh hoặc quá sức
Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, Nha khoa Nhân Tâm đảm bảo quy trình nhổ răng khôn đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trong tất cả các khâu từ thăm khám đến điều trị, đảm bảo yếu tố vô trùng – vô khuẩn tuyệt đối, nhổ răng khôn an toàn.
Đặc biệt, phòng khám ứng dụng máy siêu âm Piezotome vào quy trình nhổ răng khôn, đảm bảo nhổ răng không đau, ít chảy máu, mau lành thương, bảo tồn xương ổ răng tối đa.
Bệnh nhân sẽ nhanh chóng sinh hoạt và ăn uống bình thường, giảm thời gian kiêng cữ so với nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống.
Địa chỉ phòng khám nha khoa gần đây nhất và uy tín nhất sẽ giúp bệnh nhân an tâm điều trị và xem quá trình nhổ răng khôn như tiểu phẫu nhổ răng thông thường, không có gì đáng lo ngại.
Nhổ răng khôn bao lâu thì súc miệng nước muối?
Nước muối có khả năng sát khuẩn tốt nhưng không nên sử dụng khi vết thương ở ổ răng chưa lành. Mặc dù nước muối có thể diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng nhưng đồng thời cũng làm chết hoặc rửa trôi những tế bào mới hình thành, kéo dài thời gian lành thương.
Do đó, bệnh nhân chỉ nên súc miệng nước muối khi miệng vết thương khô lại và ngừng chảy máu. Bệnh nhân nên dùng nước muối sinh lý 0,9% để kiểm soát nồng độ phù hợp thay vì dùng nước muối tự pha.
Bài viết hữu ích: Nhổ răng có đau không? Bảng giá nhổ răng mới nhất
Nhổ răng khôn xong nuốt nước bọt đau
Nhiều bệnh nhân lo lắng khi gặp tình trạng nhổ răng khôn xong nuốt nước bọt đau hoặc đau họng. Đây là triệu chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn do các ổ vi khuẩn chưa được xử lý triệt để gây nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây đau họng.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân chăm sóc vết mổ chưa tốt, dẫn đến nhiễm trùng thì cũng có thể gặp phải tình trạng này. Do đó, để tránh bị đau họng sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín, có chế độ ăn phù hợp theo hướng dẫn của Bác sĩ và giữ gìn vệ sinh vết mổ đúng cách.
Một số phương pháp giúp giữ vệ sinh vết mổ đúng cách như: cắn chặt bông gòn vô trùng trong 30 phút để cầm máu, không súc miệng trong 6 tiếng đầu, không khạc nhổ, không đẩy lưỡi vào vết thương, uống thuốc kháng sinh, chườm lạnh, chườm nóng…
Nhổ răng khôn xong bị đau nửa đầu
Vì sao nhổ răng khôn xong lại bị đau nửa đầu? Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do: Kĩ thuật nhổ răng không đảm bảo, còn sót chân răng, vệ sinh vết nhổ không đúng cách, bệnh nhân ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng sau khi nhổ răng khôn, khiến cơ thể mệt mỏi hoặc thấy khó chịu sau khi dùng thuốc kháng sinh.
Tình trạng này có thể kéo dài 2 – 3 ngày và cơn đau sẽ giảm dần rồi biến mất hẳn. Nếu tình trạng đau nửa đầu sau khi nhổ răng khôn vẫn kéo dài thì bệnh nhân cần đến phòng khám uy tín để Bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng giải quyết phù hợp, hiệu quả nhất.
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng
Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng là biến chứng nguy hiểm nhất sau khi nhổ răng khôn vì nếu không được điều trị kịp thời, ổ nhiễm trùng sẽ lây lan, dẫn đến nhiễm trùng máu.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể là do vết thương hở trên cung hàm, môi trường nhổ răng khôn không đảm bảo vô trùng, xử lý vết thương không tốt, quy trình nhổ răng khôn chưa đúng kỹ thuật, chăm sóc răng miệng kém.
Triệu chứng nhiễm trùng ở vùng nhổ răng khôn là chảy máu kéo dài trong 48 tiếng, hôi miệng, sưng nướu, đau nhức không giảm, sưng má, sưng mặt, sốt, có hoặc không có mủ.
Nếu phát hiện ra tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân cần đến phòng khám nha khoa để Bác sĩ kiểm tra, kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau, nạo sạch vùng nhiễm trùng.
Hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm theo số Hotline: 1900 56 5678 các chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí cho bạn.