TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Viêm nướu răng ê buốt răng phải làm sao?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.143
Ê buốt răng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm nướu răng. Vậy khi bị viêm nướu răng ê buốt phải làm sao? Nha khoa Nhân Tâm sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh viêm nướu răng để giúp Quý khách giải tỏa bớt những lo lắng khi không may gặp phải bệnh lý này.

Viêm nướu răng ê buốt là tình trạng răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn nhai, đánh răng, hay có các tác nhân khác như nhiệt độ, áp suất… do viêm nướu gây ra.

Nguyên nhân gây viêm nướu răng ê buốt

“Thủ phạm” chính gây nên tình trạng viêm nướu răng ê buốt chính là các chủng vi khuẩn gây hại tồn tại trong các mảng bám tích tụ trên răng và kẽ nướu.

Các vi khuẩn này sinh sôi và tấn công răng miệng, phá hủy tổ chức quanh răng, gây sưng nướu, đỏ nướu, nhiễm trùng nướu răng.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai; bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư…; người nghiện thuốc lá; người lớn tuổi; người có thói quen vệ sinh răng miệng kém;… cũng có nguy cơ mắc bệnh về nướu răng cao hơn người bình thường.

Khi nướu răng bị viêm, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng, đau, đỏ nướu, chảy máu chân răng, ê buốt răng.

Tình trạng sưng, đỏ, đau, ê buốt răng do viêm nướu

Nếu kéo dài không điều trị, viêm nướu sẽ có thể gây biến chứng như áp-xe, nhiễm trùng máu hoặc tiến triển thành viêm nha chu khiến răng bị lung lay và dẫn đến mất răng.

Xem thêm: Hướng dẫn trị viêm nướu răng an toàn, hiệu quả

Viêm nướu răng ê buốt phải làm sao?

Khi bị viêm nướu răng ê buốt, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây để khắc phục tình trạng viêm nướu, cho răng nướu chắc khỏe trở lại:

1. Chăm sóc răng miệng tốt

Viêm nướu xảy ra khi vi khuẩn tấn công phá hủy mô nướu, do đó, việc chăm sóc và vệ sinh răng đó vai trò vô cùng quan trọng để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị viêm nướu gây ê buốt răng.

  • Bệnh nhân cần thực hiện đánh răng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có tác dụng giảm viêm nướu và loại bỏ mảng bám. Súc miệng sạch bằng nước muối sau khi đánh răng để tăng tính kháng khuẩn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dai cứng, dễ bám dính. Nên ăn thực phẩm mềm, đủ dinh dưỡng và tăng cường các thực phẩm tốt cho răng.
  • Không dùng răng để cắn nhai đồ vật vì sẽ làm nướu bị tổn thương nặng hơn, đau và ê buốt răng nhiều hơn.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian trị viêm nướu.
  • Ngủ nghỉ khoa học, tránh căng thẳng hay mệt mỏi.

Viêm nướu răng cần được chăm sóc kỹ lưỡng tại nhà

2. Thăm khám và điều trị tại nha khoa

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng viêm nướu răng, bạn nên đi thăm khám tại nha khoa uy tín để Bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

  • Nếu viêm nướu chưa gây ra biến chứng nghiêm trọng thì bạn chỉ cần cạo vôi răng, loại bỏ đi môi trường sống của vi khuẩn là có thể chấm dứt tình trạng viêm nướu.
  • Ở mức độ nặng hơn, bạn có thể cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ kết hợp với các kỹ thuật nha khoa được chỉ định để hỗ trợ giảm đau, kháng viêm và tránh vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt khi bị viêm nướu răng

  • Nếu viêm nướu gây ra tình trạng áp-xe thì cần rạch dẫn lưu mủ, sử dụng thuốc và cạo vôi răng để loại bỏ ổ áp-xe khỏi nướu.
  • Nếu viêm nướu đã tiến triển thành viêm nha chu thì cần điều trị nha chu theo phác đồ của bác sĩ, tránh tối đa trường hợp mất răng.

Phòng ngừa viêm nướu răng ê buốt

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bệnh về răng miệng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng khoa học:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, nhẹ nhàng chải cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai theo hướng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đặt bàn chải chếch 45 độ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa và súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn, không dùng tăm xỉa răng để tránh tổn thương nướu.
  • Dùng nước muối hoặc dung dịch súc miệng phù hợp sau khi đánh răng để làm sạch sâu và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo đủ canxi và flour để cho răng thêm chắc khỏe.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu đường, giàu tinh bột, thực phẩm dai cứng, dễ bám dính, thực phẩm giàu tính axit, thực phẩm gây màu.
  • Thường xuyên mát-xa nướu để tăng cường lưu thông máu khu vực nướu. Chải lưỡi sau khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Thăm khám nha khoa và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để loại bỏ vôi răng, đồng thời giúp Bác sĩ theo sát tình hình sức khỏe răng miệng, nếu có vấn đề bất thường sẽ kịp thời điều trị, tránh được biến chứng nguy hiểm.

Đánh răng đúng cách mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh viêm nướu

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm nướu răng ê buốt. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 5678, các chuyên gia hàng đầu Nhân Tâm sẽ tư vấn chi tiết và miễn phí cho bạn!