Viêm lợi là tình trạng phổ biến gây ra bởi vi khuẩn, vệ sinh răng miệng kém hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Viêm lợi có thể được kiểm soát hiệu quả bằng cách chữa viêm lợi tại nhà nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách toàn diện.
Tại sao lợi bị viêm?
Viêm lợi xảy ra khi các mô xung quanh răng bị kích ứng, sưng đỏ hoặc nhiễm trùng. Nguyên nhân chính thường là do:
- Mảng bám và vôi răng: Mảng bám không được làm sạch sẽ cứng lại hình thành vôi răng. Vôi răng là nơi trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn và rất khó được loại bỏ nếu không được can thiệp bởi bác sĩ. Nếu không được loại bỏ kịp thời, vi khuẩn có trong mảng bám, vôi răng sẽ tấn công mô lợi và gây viêm.
- Vệ sinh răng miệng kém: Việc chải răng không đúng cách, không dùng chỉ nha khoa hay nước súc miệng hàng ngày sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, dẫn đến viêm lợi.
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt có thể làm thay đổi nội tiết tố, khiến lợi trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn và dễ bị viêm nhiễm hơn.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của lợi, khiến lợi dễ bị viêm. Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột cũng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có hại.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến lợi, khiến lợi khó hồi phục sau tổn thương và dễ bị viêm nhiễm.
- Căng thẳng kéo dài: Stress kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng ở lợi.
- Răng khôn mọc lệch hoặc kẹt: Răng khôn mọc không đúng hướng, không đúng vị trí hoặc không đủ không gian để trồi lên có thể gây viêm quanh răng, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến viêm lợi.
Viêm lợi bao lâu thì khỏi?
Viêm lợi là tình trạng phổ biến trong nha khoa. Nếu lợi bị viêm ở mức độ nhẹ, người bệnh biết cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng tốt tại nhà, thực hiện cạo vôi răng định kỳ, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ… thì tình trạng viêm nhiễm sẽ thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau 5 - 7 ngày.
Tuy nhiên, trường hợp lợi bị viêm, sưng ở mức độ nặng, kèm theo các triệu chứng như chảy máu, mưng mủ, đau khi ăn nhai, hôi miệng dù đã đánh răng rất kỳ… thì thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn.
10 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh chóng
Khi nhận thấy sức khỏe răng miệng không tốt, có những dấu hiệu bất thường như viêm, sưng thì người bệnh tốt nhất nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất. Với trường hợp viêm lợi nhẹ, người bệnh có thể tham khảo cách chữa viêm lợi tại nhà được nhiều người lựa chọn dưới đây:
1. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối được xem là một chất khử trùng tự nhiên, có tác dụng giảm sưng viêm và đau nhức. Do đó, sử dụng nước muối để súc miệng sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm lợi một cách hiệu quả.
Bạn có thể hòa tan 1 thìa muối vào 200ml nước ấm, hoặc sử dụng nước muối sinh lý và súc miệng trong vòng 30s. Sau đó súc miệng lại với nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
2. Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn và giúp giảm sưng tấy vô cùng hiệu quả nhờ hoạt chất axit lauric và monolaurin. Bạn chỉ cần lấy 1 thìa dầu dừa nguyên chất, súc miệng trong vòng 20 - 30s, cẩn thận tránh để dầu dừa dính vào cổ họng. Sau đó nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch.
3. Sử dụng tinh dầu xả
Tinh dầu sửa được biết đến với các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu các triệu chứng viêm nướu hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Đây là cách chữa viêm lợi tại nhà đơn giản mà bạn có thể thử áp dụng tại nhà.
Bạn có thể nhỏ 2 - 3 giọt tinh dầu sả vào một ly nước ấm, khuấy đều. Súc miệng bằng hỗn hợp này trong khoảng 30s, đảm bảo dung dịch tiếp xúc trực tiếp với vùng nướu bị viêm. Kiên trì thực hiện 2 - 3 lần/ngày sau khi đánh răng để thấy được hiệu quả.
4. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng nha đam
Sử dụng nha đam (lô hội) là một phương pháp tự nhiên giúp điều trị viêm nướu hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Gel nha đam không chỉ làm dịu vùng nướu bị sưng đỏ mà còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và giúp nướu mau chóng hồi phục.
Bạn có thể lấy gel từ nha đam tươi, sau đó thoa trực tiếp lên vùng nướu bị viêm, giữ trong khoảng 10 - 15 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện 2 - 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
5. Tinh dầu tràm trà trị viêm lợi
Tinh dầu tràm trà là một phương pháp được nhiều người lựa chọn để làm giảm tình trạng viêm lợi. Loại tinh dầu này chứa các hoạt chất như linalool, cineol, terpinen-4-ol… có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và cải thiện các triệu chứng khi bị viêm lợi như sưng đỏ, đau nhức…
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà để trị viêm lợi rất đơn giản. Chỉ cần nhỏ 1 - 2 giọt tinh dầu tràm trà vào trong 200ml nước ấm và khuấy đều. Sau đó sử dụng hỗn hợp để súc miệng trong khoảng 30s. Thực hiện lặp lại 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng và đánh răng như bình thường.
6. Súc miệng bằng nước lá ổi
Súc miệng bằng nước lá ổi là một phương pháp dân gian hiệu quả trong việc điều trị viêm lợi nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu vùng lợi bị sưng đau. Lá ổi chứa các hợp chất tanin, flavonoid giúp giảm sưng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và loại bỏ mảng bám.
Để thực hiện, bạn hãy rửa sạch lá ổi non, đun sôi với nước trong khoảng 10 phút rồi để nguội. Sử dụng nước này súc miệng khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày. Triệu chứng viêm lợi không chỉ nhanh chóng biến mất mà còn giúp hơi thở thơm mát tự nhiên.
7. Chữa viêm lợi tại nhà nhanh chóng bằng lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa hoạt chất chavicol, eugenol, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây viêm, làm dịu vùng lợi bị sưng đỏ và hỗ trợ tái tạo nướu. Vì thế, loại lá này cũng được nhiều người tận dụng để làm dung dịch súc miệng nhằm cải thiện tình trạng viêm nướu.
Bạn có thể sử dụng lá trầu không bằng cách đun sôi vài lá với nước trong khoảng 10 - 15 phút, để nguội và dùng nước này súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày. Đây là phương pháp vô cùng an toàn, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả nhanh chóng.
8. Sử dụng gừng tươi
Gừng tươi cũng là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị viêm nướu hiệu quả. Các hoạt chất có trong gừng như gingerol, shogaol, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, giảm tình trạng sưng đỏ và làm dịu vùng nướu bị tổn thương.
Bạn có thể sử dụng gừng như một cách chữa viêm lợi tại nhà bằng cách giã nhỏ một vài lát gừng tươi, đem đun với nước trong khoảng 5 - 10 phút. Dùng nước gừng súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, việc thoa nước gừng pha loãng trực tiếp lên vùng nướu bị viêm cũng giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
9. Dùng tỏi để chữa viêm lợi
Tỏi không chỉ là một gia vị quen thuộc, làm dậy mùi của món ăn, mà còn là một phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm lợi hiệu quả. Tỏi chứa allicin - hợp chất có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, giảm sưng đỏ và làm dịu cơn đau. Đây là cách chữa viêm lợi tại nhà dễ dàng và vô cùng tiết kiệm.
Bạn chỉ cần lấy một củ tỏi tươi, bóc vỏ và đập dập. Trộn tỏi đã đập với một chút muối để tăng hiệu quả kháng khuẩn. Nhẹ nhàng đặt hỗn hợp lên vùng nướu bị sưng đỏ trong khoảng 5 - 10 phút. Sau khi đắp, súc miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ mùi tỏi và làm sạch khoang miệng.
10. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng nước xô thơm
Xô thơm là một loại thảo mộc giàu các hợp chất kháng khuẩn và kháng viêm, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để điều trị viêm lợi. Nước xô thơm có tác dụng giảm sưng viêm, làm dịu nướu và duy trì sức khỏe răng miệng.
Bạn có thể lấy 1 thìa xô thơm khô hoặc 4 - 5 lá xô thơm tươi, đun với 200ml nước lọc trong khoảng 5 - 10 phút. Lọc lấy nước và sử dụng để súc miệng. Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 phút để đạt được hiệu quả cao.
Những cách chữa viêm lợi tại nhà trên rất đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và dễ thực hiện. Tuy nhiên, các cách này chỉ hỗ trợ điều trị tạm thời và phù hợp với các trường hợp nhẹ. Nếu tình trạng viêm lợi kéo dài, kèm theo các hiện tượng chảy máu nướu, nướu bị đau nhức và có mủ… tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị chuyên sâu, tránh biến chứng nghiêm trọng như tụt lợi, viêm nha chu, hoặc mất răng.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết được cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả. Nếu đã áp dụng các cách trên mà tình trạng viêm lợi vẫn chưa khỏi thì có thể liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm qua Hotline 1900 56 5678 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.