TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Viêm nha chu ở trẻ em là gì? Điều trị viêm nha chu thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,516
Bệnh viêm nha chu ở trẻ em là tình trạng nướu răng của trẻ có dấu hiệu sưng phồng, có màu tím hoặc đỏ thẫm. Vậy viêm nha chu ở trẻ em là gì? Viêm nha chu hình thành và điều trị ra sao? Tất cả sẽ được nói rõ trong bài viết này.

Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng thường gặp ở trẻ em. Bệnh này sẽ phá hủy cấu trúc răng – nướu, gây ra đau nhức và khó khăn trong ăn uống. Viêm nha chu ở trẻ em được hình thành do đâu, nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh ra sao?

Bệnh lý viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu là một loại bệnh về sức khỏe răng miệng, có liên quan trực tiếp đến hệ thống mô nâng đỡ ở chân răng. Hiểu theo cách đơn giản chính là tình trạng nướu bị vi khuẩn tấn công, khiến nướu bị tách khỏi chân răng. Từ đó tạo ra môi trường để vi khuẩn lan sâu xuống cấu trúc bên dưới tạo thành mô nha chu.

Giai đoạn hình thành viêm nha chu ở trẻ em

Nha chu là tên của các mô xung quanh răng, gồm có nướu, cement răng, dây chằng và xương ổ răng. Dưới đây là 4 giai đoạn hình thành viêm nha chu ở trẻ em:

Giai đoạn 1: Xuất hiện mảng bám, cao răng

Vôi răng là một lớp màng dính, bám rất cứng bao quanh thân răng có màu vàng sậm, đen hoặc nâu. Đây là môi trường rất lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi và tấn công vào răng và nướu. Ngoài ra, độc tố mà chúng tiết ra còn là nguyên nhân chính làm nướu của trẻ bị kích ứng và sưng đỏ.

Giai đoạn 2: Bị viêm nướu

Sau khi bị vi khuẩn tấn công một thời gian dài, nướu răng sẽ có màu đỏ thẫm hoặc tím, nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều. Thêm vào đó trong quá trình ăn uống, đánh răng thì nướu rất dễ chảy máu làm bé bị đau rát.

Giai đoạn 3: Túi nha chu được hình thành

Tới giai đoạn 3, nướu của trẻ chắc chắn đã bị sưng phồng và tách dần ra khỏi chân răng. Vi khuẩn sẽ tiếp tục theo đó mà tiến sâu vào hệ thống mô nha chu nằm bên dưới, hình thành các túi nha chu có chứa mủ và vi khuẩn. Miệng bé sẽ bắt đầu xuất hiện mùi hôi tanh rất khó chịu.

Giai đoạn 4: Viêm nha chu làm răng lung lay và rụng

Nếu để tình trạng viêm nhiễm diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị kịp thời sẽ làm các mô nha chu bị tổn thương trầm trọng. Khi đó răng của trẻ vẫn còn non nớt, thêm việc mất đi lớp bảo vệ và chống đỡ nên dễ lung lay, xô lệch và rụng đi.

Viêm nha chu ở trẻ em có triệu chứng gì?

Khi viêm nha chu mới xuất hiện, cha mẹ rất khó phát hiện và bé cũng chưa cảm thấy đau hay khó chịu. Nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm bắt đầu có các dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Lợi từ màu hồng chuyển sang màu đỏ sậm hoặc tím sậm.
  • Vôi răng, cao răng bám rất nhiều xung quanh chân răng.
  • Hơi thở của bắt đầu có mùi hôi tanh rất khó chịu
  • Chân răng dễ bị chảy máu mỗi khi đánh răng, ăn uống hoặc dùng chỉ nha khoa mà không rõ nguyên nhân
  • Nướu dần bị tách khỏi răng, kéo dài sẽ gây ra tụt lợi.

Nguyên nhân viêm nha chu

Viêm nha chu ở trẻ em hiện nay rất phổ biến, đa phần đều được hình thành từ thói quen sinh hoạt, ăn uống của trẻ:

  • Thói quen ăn uống: Đa phần các bé đều thích ăn kẹo ngọt, nước có ga, đồ ăn nhiều màu,… nhưng những loại thức ăn này lại chứa rất nhiều đường, dễ tạo thành mảng bám trên răng nếu không được vệ sinh sạch.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Trẻ còn quá nhỏ thường không biết được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Cùng không biết vệ sinh sao cho đúng, dễ tạo thành mảng bám giúp vi khuẩn phát triển và tạo thành viêm nha chu.
  • Gen di truyền: Trong trường hợp cha mẹ từng bị viêm nha chu thì khả năng rất cao là trẻ cũng sẽ bị.
  • Do thở bằng miệng: Nếu trẻ bị mắc một vài bệnh về đường hô hấp phải thở bằng miệng nhiều sẽ làm miệng bị khô. Các lợi khuẩn dần bị tiêu diệt tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

Điều trị viêm nha chu ở trẻ em tại nha khoa

Viêm nha chu ở trẻ em hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Cha mẹ có thể tham khảo phương pháp chữa hiệu quả tại nha khoa sau đây:

Giai đoạn 1: Bị viêm lợi

Sau khi khám tổng quát, nếu bé bị viêm nha chu ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc chữa viêm nha chu. Như gel chống viêm, gel giảm đau hoặc viên ngậm chống nhiễm khuẩn,Ngoài ra, bé sẽ được chỉ định uống một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau, corticoid và thực phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Giai đoạn 2: Viêm nha chu nặng

Khi trẻ đã bị viêm nha chu thì việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau mà không thể điều trị triệt để. Lúc này bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp với sự kết hợp của các phương pháp như: Lấy cao răng, vệ sinh khoang miệng,…

Dựa vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ thay đổi hướng điều trị cho phù hợp. Nếu bệnh chuyển biến nặng thì phải áp dụng đến việc chỉnh sửa, thay thế cấu trúc nha chu bị phá hủy, cố định các răng lung lay. Sau đó kiểm tra lại tình hình răng miệng và hướng dẫn cách chăm sóc cho bé để bệnh không tái phát.

Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu

Chúng ta không thể phủ nhận hậu quả khôn lường của bệnh viêm nha chu. Cha mẹ cần trang bị các kiến thức cần thiết để giúp con tránh khỏi bệnh lý về răng miệng này thật tốt nhé!

  • Tập cho trẻ thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày (sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ) bằng bàn chải mềm, phải vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn.
  • Hướng dẫn trẻ đánh dọc thân răng, không được chải ngang bởi vì kỹ thuật này không những không làm sạch mảng bám mà còn gây hại cho lợi và răng.
  • Không cho trẻ dùng tăm xỉa răng, nên tập thói quen dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa.
  • Lập chế độ ăn cho trẻ phù hợp, đảm bảo chất dinh dưỡng. Hạn chế các thực phẩm có nhiều đường, phẩm màu gây hại đến sức khỏe răng miệng.
  • Hãy cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng, sớm phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh để có phương pháp ngăn chặn kịp thời.

Viêm nha chu ở trẻ em là một tình trạng khá phổ biến, nhưng không vì thế mà cha mẹ lơ là. Vì chúng hoàn toàn có thể gây đau đớn và mang đến các biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy con mình xuất hiện tình trạng viêm nha chu, cha mẹ cần đưa bé đến nha khoa Nhân Tâm để điều trị, giúp con có một hàm răng khỏe đẹp nhé!