Vật liệu nha khoa hiện nay rất đa dạng. Các loại vật liệu nha khoa trám răng được ứng dụng nhiều từ trước đến nay bao gồm: Amalgam, kim loại quý, Composite, GIC và chất liệu trám sứ Inlay – Onlay.
Mỗi loại vật liệu lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng, việc sử dụng loại vật liệu nào còn tùy thuộc vào tình trạng răng, mức độ bệnh lý cũng như nhu cầu của từng khách hàng. Tuy nhiên, loại vật liệu được các bác sĩ khuyên dùng hiện nay là Composite nhờ tính thẩm mỹ cao, an toàn với sức khỏe và khả năng chịu lực ăn nhai tốt.
5 vật liệu nha khoa trám răng được sử dụng phổ biến
Các loại vật liệu nha khoa cũng như kỹ thuật trám răng hiện nay rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Mặc dù vậy, không phải vật liệu trám răng nào cũng phù hợp mà việc lựa chọn còn cần cân nhắc dựa trên mức độ bệnh lý và nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là 5 loại chất liệu trám răng được ứng dụng trong nha khoa và đặc điểm của từng loại:
Amalgam – Vật liệu trám răng kim loại
Amalgam là chất liệu hàn trám truyền thống đã ra đời và được ứng dụng để trám bít răng từ hàng trăm năm trước. Vật liệu này được tạo ra từ hợp kim thiếc, đồng, bạc, thủy ngân. Do màu bạc của hỗn hợp nên chúng thường được dùng cho các răng trong như răng tiền hàm, răng hàm.
Ưu điểm của chất liệu trám răng này là giá thành rẻ nhưng tuổi thọ lại rất cao. Độ bền chắc của chúng rất tốt, có thể chịu được tác động mạnh từ lực ăn nhai.
Tuy nhiên, khi sử dụng loại vật liệu này, khách hàng cần chú ý tới những nhược điểm sau:
- Miếng trám bằng Amalgam cần tới 24 giờ mới có thể cứng chắc hoàn toàn, do vậy khách hàng không nên ăn nhai ngay sau khi trám răng.
- Trám răng bằng Amalgam sẽ tác động tới cấu trúc răng nhiều hơn những vật liệu nha khoa khác.
- Màu sắc của miếng trám không tương đồng với màu răng tự nhiên nên không đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ, do đó không thể sử dụng để hàn trám vùng răng cửa.
- Sau khi trám răng với vật liệu này có thể sẽ có những mảnh vụn rơi ra mỗi khi ăn nhai bởi miếng trám dễ bị bong theo từng phần.
- Vì làm từ kim loại nên có nguy cơ gây kích ứng, phụ nữ trong giai đoạn thai kì không nên dùng chất liệu trám răng loại này để tránh xảy ra dị ứng.
- Amalgam có thể làm tăng độ nhạy cảm của răng vì tính dẫn nhiệt của chúng khá tốt.
Răng sau khi trám bằng vật liệu Amalgam
Trám răng bằng kim loại quý
Vật liệu nha khoa trám răng này là hợp kim của vàng hoặc các kim loại quý khác như bạc, đồng, chúng có độ cứng rất cao, cao hơn cả vật liệu Amalgam. Kim loại quý cũng thường được dùng để hàn trám răng tiền hàm và răng hàm vì màu sắc quá khác biệt với răng tự nhiên.
Bên cạnh ưu điểm là độ cứng chắc cao và tuổi thọ lâu dài thì việc trám răng bằng kim loại quý vẫn có những điểm trừ là:
- Chi phí cao.
- Màu sắc khác xa với răng thật.
- Thời gian thực hiện lâu do phải tiến hành 2 bước là tạo hình xoang trám trước rồi mới lấy dấu răng để chế tác miếng trám bên ngoài sau đó gắn lại lên răng.
Xem thêm: Trám răng là gì? Trám răng có đau không?
Chất liệu trám răng hiện đại Composite
Composite hiện đang là vật liệu trám răng được ứng dụng phổ biến nhất nhờ tính thẩm mỹ cao với màu sắc tự nhiên như răng thật. Sau khi trám răng, miếng trám sẽ không bị lộ, người khác nhìn vào sẽ rất khó phát hiện bạn đã trám răng. Nhờ vậy mà chúng được dùng cho cả vùng răng cửa, khu vực răng dễ lộ ra khi cười nói và yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ.
Trám răng bằng Composite so với các vật liệu khác
Đây là dòng chất liệu mới nhất, được ứng dụng nhiều trong những năm trở lại đây, chúng còn được gọi là vật liệu trám răng thẩm mỹ.
Những ưu điểm mà vật liệu Composite mang lại bao gồm:
- Có màu sắc trùng với màu răng tự nhiên.
- Chi phí phải chăng.
- Có khả năng chống mài mòn và độ cứng chắc tốt.
- Ít phá hủy cấu trúc răng cần trám.
- An toàn khi ở trong khoang miệng, không gây ra bất kì phản ứng kích thích nào.
Tuy nhiên, độ cứng chắc của vật liệu này không cao như Amalgam và chúng dễ bị ngấm nước bọt, ngả màu sau một thời gian.
Vật liệu nha khoa trám răng GIC
Chất liệu trám răng GIC thường được dùng cho những răng không phải chịu nhiều lực ăn nhai mạnh hoặc có thể sử dụng để trám tạm. Màu sắc của GIC gần giống với răng thật, đặc biệt chúng có chứa fluoride trong thành phần nên có thể giúp người dùng phòng tránh sâu răng.
GIC đem lại tính thẩm mỹ tốt hơn chất liệu Amalgam nhưng so với Composite thì không được tự nhiên bằng vì có màu trắng đục.
Về nhược điểm, đây là chất liệu khá dễ vỡ, độ cứng chắc và tuổi thọ không cao như những vật liệu khác và thường được chỉ định để trám cổ chân răng bị mòn.
Chất liệu trám sứ Inlay – Onlay
Mô phỏng phương pháp trám sứ Inlay – Onlay
Bên cạnh những chất liệu kể trên, ngày nay phương pháp trám sứ Inlay – Onlay cũng là một lựa chọn phục hình răng mang lại hiệu quả cao bằng cách chế tạo một miếng trám từ vật liệu sứ nha khoa cao cấp để tái tạo lại hình dáng răng.
Phương pháp này phù hợp với những trường hợp răng bị gãy vỡ, sứt mẻ lớn, yêu cầu thẩm mỹ phức tạp hơn và thường áp dụng cho các răng hàm là chủ yếu.
Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, khó bị ngả màu, khả năng chịu lực và độ bền chắc tốt.
Nhược điểm: Quy trình thực hiện yêu cầu nhiều kỹ thuật, chi phí tương đối cao, thời gian thực hiện lâu hơn so với các biện pháp khác vì phải cần đến 2 lần hẹn.
Nên lựa chọn loại vật liệu nha khoa nào để trám răng?
Dù là chất liệu trám răng nào thì cũng cần đảm bảo chất lượng, sát khít với lỗ răng cần trám, khả năng chịu lực ăn nhai tốt và không bị rơi rớt ra ngoài. Bác sĩ sẽ chỉ định loại vật liệu nha khoa cụ thể dựa vào tình trạng của từng người, đặc điểm răng cần hàn trám cũng như nhu cầu của từng khách hàng.
Trong số các vật liệu trám răng đã nêu ở phần trên thì Composite hiện là dòng vật liệu được ứng dụng nhiều nhất tại các nha khoa và cũng là vật liệu được bác sĩ khuyên dùng nhờ:
- Độ an toàn, lành tính với sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.
- Quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng.
- Giá thành phải chăng.
- Tính thẩm mỹ cao, màu sắc của vật liệu trám tương đồng với màu răng thật.
- Khả năng chịu lực ăn nhai tốt nhờ độ bền chắc cao.
- Tuổi thọ tương đối lâu dài nếu được chăm sóc cẩn thận.
Composite – vật liệu trám răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay
Nếu bạn còn băn nào về các loại vật liệu nha khoa hoặc đang có mong muốn trám răng thì hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm để được hỗ trợ hoặc tới trực tiếp phòng khám của Nhân Tâm để được khám và tư vấn miễn phí nhé.