TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trám răng là gì? Trám răng có đau không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 631
Trám răng bị sâu là cách sử dụng vật liệu trám để lấp đầy lỗ sâu xuất hiện trên bề mặt răng. Để tìm hiểu sâu hơn về trám răng là gì, mời bạn xem bài viết sau đây nhé!

Phương pháp trám răng được đánh giá là kỹ thuật nha khoa đơn giản, thế nhưng không chỉ có hiệu quả hàng đầu trong việc điều trị răng sâu hay răng bị mẻ mà còn giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng bị thưa. Cùng tìm hiểu về trám răng là gì trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu về phương pháp trám răng là gì?

“Trám răng là gì?” đây là câu hỏi vô cùng quen thuộc của những người chuẩn bị thực hiện biện pháp này. Trám răng là thủ thuật nha khoa được áp dụng phổ biến để điều trị sâu răng với mục đích lấp đầy các khoảng trống ở phần răng bị tổn thương, ức chế quá trình sâu răng phát triển. Điều này sẽ giúp khôi phục cấu trúc của răng sâu, đảm bảo độ thẩm mỹ và chức năng nhai của răng.

Phương pháp này thường được áp dụng cho hầu hết các trường hợp bị sâu răng từ mức độ nhẹ đến trung bình. Vùng răng bị sâu sẽ chứa lượng lớn vi khuẩn nên cần loại bỏ trước khi sử dụng vật liệu trám nha khoa để lấp kín lỗ sâu. Vật liệu trám sẽ hoạt động tương tự như một loại mặt nạ bảo vệ bề mặt răng trước sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng, giảm thiểu nguy cơ sâu răng tái phát.

Trường hợp cần điều trị nội nha (trám răng) là gì?

  • Chấn thương răng mất ½ mô răng làm ảnh hưởng đến tủy răng.
  • Sâu răng đã ăn sâu vào tủy gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Trên nướu dần xuất hiện những cục mủ trắng có mùi rất hôi hoặc áp xe răng.
  • Răng thường xuyên đau nhức chắc chắn là do tủy răng có vấn đề.

Những tình huống ở trên sẽ khiến buồng tủy bị tổn hại và làm răng không ngừng đau buốt, khi này bạn cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Trường hợp cần điều trị nội nha (trám răng)

Những chất liệu trám răng phổ biến

  • Miếng trám vàng: Chất liệu này có độ bền từ 10 – 15 năm, có khả năng chịu lực nhai rất tốt. Nhưng chi phí trám răng khá cao, mọi người cần tới nha khoa tối thiểu 2 lần và có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa nước bọt với kim loại khiến bạn bị đau nhói.
  • Miếng trám bạc: Cũng tương tự như chất liệu vàng nhưng có chi phí điều trị thấp hơn. Chúng có nhược điểm là không phù hợp với màu sắc của răng thật, dễ làm đổi màu các mô xung quanh, gây dị ứng và phải loại bỏ nhiều mô răng để giữ được miếng trám.
  • Composite: Đây là vật liệu được sử dụng phổ biến tại nha khoa Nhân Tâm. Chúng có màu sắc giống màu răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ với khả năng liên kết tốt, có thể nâng đỡ cấu trúc răng.
  • Trám răng bằng sứ: Vật liệu này có độ bền ít nhất 15 năm nhưng chi phí lại rất cao, giá ngang với chất liệu vàng.
  • Inlay hay Onlay: Miếng trám này được làm từ chất liệu sứ cao cấp, thường được sử dụng trong phương pháp trám răng thẩm mỹ. Ưu điểm là chúng có độ bền tốt, khó đổi màu, nhược điểm là chi phí cao và quy trình thực hiện phức tạp.
  • Miếng trám tạm thời: miếng trám này thường được dùng cho trường hợp điều trị tủy quá nhiều lần trước khi trám răng.

Trám răng tại Nha khoa Nhân Tâm có đau không?

Trám răng là một phương pháp an toàn cho nên mọi người có thể yên tâm vì không hề đau. Dù không đau nhưng bạn có thể thấy khó chịu, ê buốt trong quá trình mài răng để loại bỏ phần ngà sâu. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ tạm thời chứ không kéo dài quá lâu.

Trong trường hợp có cảm giác đau chỉ có thể rơi vào nhóm đối tượng có răng nhạy cảm. Trong quá trình trám răng, nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu quá thì nên ra hiệu để bác sĩ ngừng lại. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp phải một số tình huống bên dưới đây:

  • Bị cộm, vướng mỗi khi đóng hàm do miếng dán chưa được tạo hình hoàn thiện.
  • Dị ứng với chất liệu của miếng trám hoặc do miếng trám bị ăn mòn, gãy, vỡ.
  • Khả năng kết dính giữa miếng trám với lớp men răng không tốt làm cho thức ăn lọt vào khe hở tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng tiếp tục.

Trám răng tại nha khoa Nhân Tâm

Lưu ý cần quan tâm sau khi trám răng

  • Để vật liệu trám răng có đủ thời gian đông đặc và kết dính tốt với lớp men răng, các bạn không nên ăn uống sau khi trám ít nhất 2 giờ đầu.
  • Không nên nhai đồ cứng ở khu vực vừa điều trị khiến cho miếng trám bị nứt vỡ hoặc bong tróc ra ngoài.
  • Tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, cần giữ vệ sinh răng miệng để vi khuẩn gây sâu răng không có cơ hội tái phát ở vị trí khác

Trám răng là dịch vụ nha khoa cực kỳ phổ biến mà bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ cơ sở nha khoa tại TPHCM. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín với bác sĩ có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại để duy trì chất lượng của chỗ trám. Nha khoa Nhân Tâm có đầy đủ các yếu tố trên, mọi người hãy đến trực tiếp để được trải nghiệm dịch vụ nhé!