TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Từ hình ảnh tưa lưỡi, nhận biết sớm triệu chứng để điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 776
Tưa lưỡi là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để có thể nhận biết sớm triệu chứng và có cách điều trị phù hợp, ba mẹ có thể tham khảo những hình ảnh tưa lưỡi trong bài viết dưới đây.

Tưa lưỡi không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, biếng bú, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ba mẹ cần nắm được hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ để có thể nhận biết sớm triệu chứng, từ đó có cách điều trị nhanh chóng và phù hợp.

Tưa lưỡi là bệnh gì?

Tưa lưỡi là một bệnh liên quan đến khoang miệng, còn được biết đến với tên gọi là nấm miệng. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này đó là một loại nấm có tên là Candida Albicans.

Bệnh tưa lưỡi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, có thể khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn, biếng bú,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan rộn trong vòm họng, niêm mạc lưỡi và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh tưa lưỡi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tưa lưỡi

Để điều trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ, ba mẹ cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến bệnh lý này.

Do nấm hoặc virus gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị tưa lưỡi là do sự tấn công của nấm hoặc virus. Nếu virus là tác nhân gây bệnh thì trong miệng của trẻ có thể xuất hiện những vết loét, ngoài ra trẻ cũng có thể sốt cao, hơi thở hôi,…

Do vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng

Hầu như các bé không thể tự vệ sinh răng miệng cho bản thân hoặc vệ sinh không sạch, không đúng cách. Thức ăn thừa, cặn sữa còn sót lại sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tưa lưỡi

Do trẻ sử dụng kháng sinh không đúng liều

Nếu trẻ sử dụng kháng sinh quá liều lượng cho phép sẽ khiến cho nấm Candida và hệ vi khuẩn có lợi mất cân bằng, từ đó dẫn đến tình trạng nấm lây lan và gây hại.

Do lây bệnh từ mẹ

Trẻ nhỏ có nguy cơ bị bệnh tưa lưỡi do lây bệnh từ mẹ. Nếu như mẹ bị bệnh, khi em bé bú mẹ có thể lây truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm sinh dục nhưng chưa được điều trị triệt để trước khi sinh thì có thể lây nhiễm nấm cho bé qua đường âm đạo khi sinh ra.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tưa lưỡi

Trước khi khám phá những hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ em, ba mẹ cần nắm được một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này.

Giai đoạn bệnh mới hình thành

Ở giai đoạn bệnh mới chớm, dấu hiệu phổ biến nhất đó chính là đầu lưỡi của trẻ xuất hiện nhiều chấm trắng. Những chấm này có dạng hình tròn, có kích thước tương đối nhỏ. Sau một thời gian, chấm trắng này sẽ phát triển ngày càng nhiều và tạo thành những mảng trắng.

Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng sẽ thấy con có những biểu hiện lạ như hay quấy khóc, biếng ăn, biếng bú. Bởi lưỡi bị bao phủ bởi lớp màng trắng sẽ khiến em bé khó chịu, thậm chí đau rát và mất vị giác, khó nuốt.

Lớp màng trắng bám chặt vào bề mặt lưỡi, không thể loại bỏ bằng cách cạo đi. Nếu cố cạo sạch sẽ có thể gây chảy máu, thậm chí là viêm nhiễm.

Giai đoạn bệnh phát triển nghiêm trọng

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ nếu không được phát hiện sớm sẽ khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn. Nấm gây bệnh có thể xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.

Bệnh tưa lưỡi có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn

Bệnh khi lây lan đến hệ hô hấp sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là bệnh nấm phổi. Trường hợp nấm tấn công vào hệ tiêu hóa có thể khiến trẻ bị bệnh tiêu chảy và cơ thể bị mất nước rất nhiều.

Xem thêm: Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ giúp ba mẹ nhận biết triệu chứng sớm

Hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ em

Lưỡi của bé có nhiều chấm trắng nhỏ

Nấm miệng lây lan khắp khoang miệng

Những mảng bám trắng xuất hiện dày đặc

Các đốm trắng lan ra khắp lưỡi

Tưa lưỡi sẽ làm trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú

Cách điều trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ

Những mảng trắng ở lưỡi bám rất chặt, ba mẹ không thể cạo sạch bằng những cách thông thường, nếu cố gắng cạo sẽ chỉ khiến trẻ bị đau rát, chảy máu, gây viêm nhiễm mà thôi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và sự phát triển của trẻ.

Từ những hình ảnh tưa lưỡi, ba mẹ có thể nhận biết được tình trạng tưa lưỡi ở con mình. Lúc này, ba mẹ cần đưa bé đến phòng khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có cách điều trị thích hợp. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định một trong các loại thuốc sau nếu trẻ bị tưa lưỡi:

Miconazole

Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các loại nấm khác nhau nhờ khả năng ức chế quá trình tổng hợp Ergosterol – thành phần chính của màng tế bào vi nấm.

Ba mẹ chỉ cần bôi thuốc này lên vùng bị tưa lưỡi với một lượng vừa đủ nhằm tránh gây tắc nghẽn đường hô hấp của trẻ. Đặc biệt lưu ý loại thuốc này không được dùng cho các trẻ mắc bệnh lý về gan hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc Miconazole

Khi sử dụng Miconazole, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, mẩn ngứa, viêm gan,… Do đó, cần chu ý sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ ba mẹ nhé!

Nystatin

Nystatin là một loại thuốc chống nấm, rất an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để trị tưa lưỡi bằng Nystatin, ba mẹ hãy pha Nystatin với nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước sôi để nguội theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó dùng băng gạc sạch để rơ lưỡi cho trẻ.

Fluconazol

Fluconazol thường được sử dụng để điều trị những trường hợp trẻ bị nhiễm nấm miệng Candida hầu miệng, thực quản, ngoài da,… Loại thuốc này có khả năng ngăn chặn nấm hình thành và phát triển nhờ phá hủy màng tế bào vi nấm, ức chế enzyme phụ thuộc Cytochrom P450.

Thuốc Fluconazol

Clotrimazole

Loại thuốc này có thể dùng cho những trường hợp trẻ em bị tưa lưỡi, nấm móng, nấm ngoài da,… Lưu ý quan trọng đó là Clotrimazole chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, do đó ba mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng cho bé.

Cách phòng tránh tưa lưỡi cho bé

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính vì thế, để bé không mắc bệnh tưa lưỡi, ba mẹ nên chú ý trong việc chăm sóc trẻ, cụ thể như sau:

  • Ba mẹ nên rơ lưỡi thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lý, không nên đưa tay quá sâu vào miệng vì sẽ dễ làm trẻ bị nôn ói.
  • Đối với những trẻ đã mọc răng, ba mẹ có thể đánh răng bàn bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Tiệt trùng núm bình sữa hoặc những đồ chơi bé hay đưa vào miệng như gặm nướu, ti giả,…
  • Tránh việc sử dụng chung dụng cụ ăn uống, bàn chải của bé với người khác, đặc biệt là những ai đang nhiễm bệnh.

Ba mẹ nên giữ vệ sinh đồ chơi của bé

  • Nếu trẻ bị ốm, sốt hoặc mắc các bệnh làm hệ miễn dịch bị suy giảm, ba mẹ cần điều sớm và bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Ba mẹ có thể thêm sữa chua vào khẩu phần ăn của trẻ để tăng lợi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi vi khuẩn nấm.
  • Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,… để ngăn ngừa sự gia tăng của nấm Candida trong miệng.

Hy vọng rằng những hình ảnh tưa lưỡi trên được Nha khoa Nhân Tâm tổng hợp đã giúp ba mẹ nắm được những triệu chứng của bệnh lý này. Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở Y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời nhé!