TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Cách phòng ngừa hiệu quả

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 34
Sâu răng là bệnh lý thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân là bởi trẻ rất thích ăn bánh kẹo ngọt, thức ăn vặt, nhưng lại vệ sinh răng miệng không kỹ. Điều này khiến vi khuẩn phát triển và dẫn đến sâu răng. Chính vì thế, trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm.

Răng hàm là chiếc răng vô cùng quan trọng, đảm nhận chức năng nhai nghiền thức ăn. Do đó, khi chiếc răng này bị sâu nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Vậy trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Phụ huynh cần đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị triệt để, giúp trẻ giữ được hàm răng chắc khỏe, ăn nhai tốt và phát triển toàn diện.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng hàm

Để biết trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì, ba mẹ cần tìm ra được nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng hàm, từ đó sẽ có cách điều trị tận gốc, giúp loại bỏ sâu răng và giữ cho hàm răng của trẻ được chắc khỏe.

Răng hàm là chiếc răng cứng chắc nhất trên cung hàm, đảm nhiệm vai trò nghiền nát thức ăn. Do nằm vị trí ở vị trí bên trong, bề mặt răng cũng có nhiều hố rãnh, nên chiếc răng này dễ bị bám dính thức ăn thừa.

Răng hàm đảm nhiệm vai trò quan trọng trên cung hàm

Hơn nữa, trẻ em thường chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vì thế, trẻ chải răng qua loa, không làm sạch kỹ càng bề mặt răng hay kẽ răng. Điều này khiến cho mảng bám tích tụ, vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ sâu răng.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều yếu tố khác khiến trẻ bị sâu răng hàm mà phụ huynh cũng cần lưu ý:

  • Trẻ nhỏ có sở thích ăn bánh, kẹo, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas,… Những thức ăn này rất dễ bám dính trên răng, nếu không vệ sinh răng sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn tấn công và dẫn đến sâu răng.
  • Trẻ uống không đủ nước, hay bị khô miệng,… cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều và gây ra các bệnh lý về răng miệng, trong đó có sâu răng.
  • Thói quen ngậm bình sữa khi ngủ hay uống sữa về đêm mà không súc miệng kỹ lưỡng cũng sẽ khiến trẻ bị sâu răng.
  • Sâu răng hàm ở trẻ cũng có thể do chế độ ăn uống hàng ngày thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D.

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có thể gây sâu răng hàm

Hậu quả khi bị sâu răng hàm

Răng hàm là chiếc răng có chức năng vô cùng quan trọng trên cung hàm ở người lớn lẫn trẻ em. Trong đó, chiếc răng hàm số 6 là chiếc răng vĩnh viễn, thường mọc khi trẻ 6 tuổi. Do đó, nếu không chú ý sẽ khiến chiếc răng này có nguy cơ bị sâu nhiều nhất.

Trẻ em khi bị sâu răng hàm sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai, nghiền thức ăn. Về lâu dài có thể khiến trẻ bị biếng ăn, gây hại đến hệ tiêu hóa. Bởi răng hàm sẽ giúp thức ăn được nghiền nát trước khi chúng được chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa.

Răng hàm bị sâu có thể khiến trẻ biếng ăn

Khi trẻ bị sâu răng hàm lâu ngày, mức độ tổn thương của răng sẽ ngày càng nhiều. Trẻ có thể cảm thấy đau nhức, ê buốt dai dẳng. Những điều này có thể khiến trẻ chán ăn, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến việc học tập và cả chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, răng sữa cũng góp phần định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Nếu răng hàm sữa bị sâu sớm, bắt buộc phải nhổ khi chưa đến tuổi thay răng thì có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc của răng vĩnh viễn.

Răng hàm mới mọc có thể xô đẩy các răng phía trước, làm ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm răng, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.

Sâu răng hàm khiến trẻ bị đau nhức

Nếu ba mẹ chủ quan, không quan tâm đến tình trạng sâu răng hàm của trẻ, không điều trị kịp thời có thể gây viêm nhiễm, hoại tử tủy răng. Những trường hợp này có thể dẫn đến áp xe răng, thậm chí nhiễm trùng máu và đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Xem thêm: Giá hàn răng trẻ em là bao nhiêu? Nên hàn răng ở đâu uy tín?

Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì?

Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì là mối bận tâm của rất nhiều phụ huynh. Nhiều phụ huynh thường tìm đến các biện pháp dân gian để làm dịu các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, không thể nào khắc phục triệt để tình trạng sâu răng.

Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ.

Giai đoạn chớm sâu

Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì ở giai đoạn mới chớm sâu? Ở giai đoạn này, bác sĩ thường áp dụng biện pháp tái khoáng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Phương pháp này khá đơn giản, nhanh chóng, không gây đau cho trẻ trong suốt quá trình thực hiện.

Đưa trẻ đến nha khoa uy tín để bác sĩ khám và điều trị sớm tình trạng sâu răng

Giai đoạn sâu răng tiến triển nặng

Trường hợp sâu răng đã hình thành các lỗ sâu lớn trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ loại bỏ mô răng sâu, sau đó hàn trám răng bằng vật liệu composite để tái tạo hình thể răng, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến răng bị hư hỏng nặng hơn.

Trường hợp sâu răng đến tủy thì bác sĩ sẽ phải điều trị tủy để loại bỏ viêm nhiễm. Sau đó vệ sinh sạch sẽ và trám bít lại bằng vật liệu composite để khôi phục thẩm mỹ và ăn nhai cho trẻ.

Trám răng hàm bằng vật liệu composite

Giai đoạn sâu răng nghiêm trọng

Răng hàm bị sâu nghiêm trọng, các phương pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Việc nhổ răng lúc này là cần thiết để điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn lây lan, làm ảnh hưởng đến các răng lân cận cũng như sức khỏe của trẻ.

Nhổ răng là cần thiết khi sâu răng nghiêm trọng, không thể bảo tồn

Cách phòng tránh sâu răng hàm cho trẻ

Để không phải băn khoăn trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì, đồng thời giữ cho răng của trẻ thật chắc khỏe, ba mẹ cần chú ý phòng ngừa sâu răng hàm cho trẻ bằng cách:

  • Sử dụng gạc sạch, thấm nước muối sinh lý để vệ sinh nướu, lưỡi cho trẻ mỗi ngày ngay từ giai đoạn sơ sinh.
  • Cha mẹ có thể bắt đầu chải răng cho trẻ khi trẻ đã mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Chú ý lựa chọn loại bàn chải nhỏ gọn, lông mềm và loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày vào các buổi sáng và tối.
  • Hướng dẫn trẻ sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa để làm sạch răng một cách toàn diện, ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường hay các loại nước uống có gas. Thay vào đó, hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ nhiều rau củ, trái cây, thịt cá, hải sản,… Đồng thời cho trẻ uống đủ nước để tăng khả năng làm sạch răng tự nhiên.
  • Đưa trẻ đến nha khoa để khám răng định kỳ 6 tháng/lần để chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bác sĩ có thể giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời những bệnh lý răng miệng nếu có.

Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Nếu vẫn còn thắc mắc về tình trạng sâu răng hàm của trẻ, hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900 56 5678 để được các chuyên gia tư vấn tận tình, miễn phí.