TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ 5 tuổi nhổ răng được không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3,731
Khi răng trẻ gặp các bệnh lý như sâu răng, răng sứt mẻ, viêm nhiễm, không ít bậc phụ huynh đưa ra câu hỏi trẻ 5 tuổi nhổ răng được không? Hãy cùng theo dõi các thông tin sau đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Trẻ 5 tuổi nhổ răng được không, câu trả lời sẽ là không nên nếu vấn đề bệnh lý chưa thực sự nghiêm trọng. Vì điều này sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, khả năng phát âm, hấp thu thức ăn và quá trình phát triển của xương hàm.

Trẻ 5 tuổi nhổ răng được không?

Nhổ răng vào đúng thời điểm mang ý nghĩa cực kì quan trọng. Theo lời khuyên từ các bác sĩ nha khoa, không nên nhổ răng khi trẻ mới 5 tuổi. Trừ trường hợp trẻ bắt đầu thay răng để răng vĩnh viễn mọc lên hoặc các trường hợp bệnh lý bắt buộc phải loại bỏ răng như răng sữa bị sâu ở mức độ nghiêm trọng, răng sữa đã chết tủy, áp xe ổ răng, nhiễm trùng chân răng,…

Sở dĩ không nên loại nhổ răng cho trẻ 5 tuổi là vì:

  • Răng sữa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc ăn uống và khả năng phát âm của bé. Vậy nên các răng sữa cần được bảo tồn một cách tối ưu. Nghĩa là nên chờ tới thời điểm thay răng tự nhiên, thường là khi trẻ lên 6 tuổi.
  • Nhổ răng sữa quá sớm sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình răng viễn viễn mọc lên. Hơn thế nữa, điều này còn có thể làm cản trở sự phát triển của xương hàm, hẹp cung hàm. Khi lớn lên, bé có thể gặp các vấn đề về răng như răng móm, răng hô, răng mọc lệch,…
  • Việc nhổ răng cho trẻ 5 tuổi chỉ nên tiến hành khi răng trẻ đã bị nhiễm trùng, răng gãy vỡ, sứt mẻ lớn, răng lung lay, sâu răng nặng không thể hồi phục. Để biết chính xác tình trạng của bé có nên nhổ hay không, cha mẹ nên đưa bé tới trung tâm nha khoa gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Nhổ răng cho trẻ 5 tuổi chỉ nên tiến hành khi răng đã hư hại nặng không thể điều trị bảo tồn

Phương pháp điều trị thay thế cho nhổ răng khi răng bé bị sâu

Như đã phân tích ở trên, trẻ 5 tuổi nhổ răng được không, câu trả lời sẽ là không nên nếu vấn đề bệnh lý chưa thực sự nghiêm trọng. Vì điều này sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, khả năng hấp thu thức ăn và quá trình phát triển của xương hàm. Vậy thay vì nhổ bỏ, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào để điều trị những răng sữa đang gặp vấn đề?

Tái khoáng

Đây là biện pháp bổ sung những chất khoáng quan trọng như photpho, canxi cho răng, giúp khôi phục lớp men răng đã mất và giúp răng trở nên đầy đặn và trắng sáng hơn.

Kỹ thuật này có thể áp dụng để điều trị cho các trường hợp răng mới chớm sâu. Ưu điểm đem lại là không gây đau và không làm ảnh hưởng gì tới khoang miệng.

Lỗ sâu trên răng của bé sẽ được lấp đầy sau khi bác sĩ sử dụng Flour, Phosphate, Calcium,… để phủ lên trên. Cách làm này sẽ giúp phần men răng gặp tổn thương được tái tạo lại. Đồng thời phòng ngừa sự phát triển, tấn công của vi khuẩn gây hại.

Trám răng

Trám răng cũng là một phương pháp hiệu quả giúp phục hồi khả năng ăn nhai của những chiếc răng bị sâu.

Bác sĩ sẽ dùng chất liệu chuyên dụng trong nha khoa như composite và kết hợp chiếu đèn halogen, halogen để làm đông và cố định chắc chắn composite trên răng thật.

Trám răng là một biện pháp điều trị hiệu quả tình trạng sâu răng nếu chưa quá nặng nề

Nếu nhận thấy bé 5 tuổi bị sâu răng và đau nhức mà chưa có biểu hiện thay răng sữa thì nên đưa bé tới ngay trung tâm nha khoa có uy tín, chất lượng để chữa trị kịp thời. Tránh để sâu răng tiến triển quá nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc trẻ 5 tuổi nhổ răng được không để đưa ra chỉ định phù hợp. Nếu không cần thiết phải nhổ thì sẽ áp dụng một trong các biện pháp điều trị khác nhằm bảo tồn răng. Còn nếu cần loại bỏ răng thì sau khi nhổ cần đặc biệt chú ý đến chế độ chăm sóc để không làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng sau này.

Bài viết hữu ích: Tự nhổ răng tại nhà – nên hay không?

Như vậy trẻ 5 tuổi nhổ răng được không sẽ tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của răng. Để hạn chế tình trạng thương tổn răng, cha mẹ nên chú ý theo dõi và cùng bé chăm sóc răng miệng hợp lý. Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.