TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trám răng có đau không? Trường hợp nào cần trám răng?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 651
Trám răng được xem là một thủ thuật đơn giản trong nha khoa, dùng để khắc phục tình trạng răng thưa, răng sâu, mẻ, vỡ,… Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người lo lắng không biết trám răng có đau không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

Trám răng là kỹ thuật tương đối đơn giản trong nha khoa, giúp phục hồi hình dáng của răng thưa, hở kẽ, sâu, sứt mẻ,… Vật liệu thường được áp dụng trong trám răng có thể kể đến như Composite, Amalgam, vàng, bạc, đồng. Về vấn đề trám răng có đau không thì bạn không cần phải quá lo lắng vì phương pháp này không hề gây đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.

Trám răng có đau không?

Trám răng là phương pháp mà bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị tổn thương, sau đó dùng vật liệu chuyên dụng để trám bít kín, khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng sao cho đảm bảo thẩm mỹ và chức năng nhai. Vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là Composite, có tính thẩm mỹ rất cao, tương tự như mô răng thật và không gây kích ứng với cơ thể.

Kỹ thuật trám răng

Về vấn đề trám răng có đau không, các chuyên gia cho biết: Về bản chất, trám răng hoàn toàn không gây cảm giác đau hay khó chịu cho khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xuất hiện cảm giác ê buốt.

  • Trường hợp trám răng thưa, hở kẽ hoặc răng bị sứt mẻ nhỏ thì bác sĩ chỉ cần làm sạch vùng răng cần điều trị, sau đó đắp vật liệu trám lên. Với trường hợp này thì bạn hoàn toàn không cảm thấy đau nhức và thời gian thực hiện cũng rất nhanh chóng.
  • Trường hợp răng sâu nặng, gãy vỡ lớn, ảnh hưởng đến tủy thì bác sĩ cần tiến hành điều trị tủy rồi mới trám răng. Quá trình điều trị tủy có thể gây cảm giác hơi nhói và ê buốt. Tuy nhiên, vì bạn sẽ được gây tê trước khi thực hiện nên cảm giác đau nhức cũng không quá khó chịu.

Ngoài ra, trám răng có đau hay không còn phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ và công nghệ điều trị tại nha khoa. Bác sĩ giỏi cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ giúp miếng trám dính chặt vào răng, đảm bảo cả về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, đồng thời kiểm soát được cơn đau nhức cho khách hàng.

Những trường hợp cần trám răng

Không phải ai cũng có thể thực hiện trám răng vì còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của từng người. Phương pháp trám răng thường được áp dụng trong những trường hợp sau:

Răng bị chấn thương

Răng bị gãy vỡ, sứt mẻ do một vài tai nạn mong muốn nhưng không vượt quá 1/3 thân răng thì hoàn toàn có thể trám răng. Với vật liệu hàn trám chuyên dụng, răng sẽ được khôi phục lại hình dáng ban đầu.

Sâu răng

Sâu răng thường được hình thành do quá trình chăm sóc răng miệng không đúng cách, thức ăn thừa còn sót lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, khiến men răng bị ăn mòn và xuất hiện những lỗ sâu. Phương pháp hàn trám sẽ giúp bịt kín những lỗ sâu này và không để chúng lây lan sang các răng khác.

Khi mới phát hiện những dấu hiệu của sâu răng, dù là mới chớm thì bạn nên trám răng ngay. Bởi nếu để lâu, sâu răng có thể lan đến tủy, gây đau nhức và cần phải tiến hành điều trị tủy, làm tốn kém thời gian và chi phí.

Trám răng sẽ giúp khôi phục hình thể và ngăn ngừa sâu răng lan rộng

Răng thưa

Phương pháp trám răng thường được áp dụng cho những trường hợp răng thưa nhỏ, không vượt quá 2mm. Nếu răng thưa lớn hơn thì không nên trám bởi sẽ rất dễ bị bong tróc, không giữ được lâu dài.

Mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng thường xuất phát từ thói quen xấu trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày như: sử dụng bàn chải lông quá thô cứng, chải mạnh tay và theo chiều ngang,…

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu composite để lấp đầy vào vị trí cổ răng, khôi phục thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi ê buốt.

Xem thêm: Trám răng xong bị ê buốt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Quy trình trám răng được thực hiện như thế nào?

Mặc dù là một kỹ thuật đơn giản nhưng trám răng vẫn cần được thực hiện theo tiêu chuẩn y khoa nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng. Dưới đây là quy trình trám răng tại nha khoa Nhân Tâm mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Khám tổng quát để đánh giá mức độ hư tổn của răng. Một số trường hợp tổn thương tủy, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang để đưa ra đánh giá chính xác nhất.
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, lây nhiễm chéo.
  • Bước 3: Trám răng bằng vật liệu trám chuyên dụng, đồng thời chiếu đèn quang trùng hợp để làm đông cứng vật liệu trám. Cuối cùng đánh bóng bề mặt miếng trám để không gây cộm cấn khi ăn nhai.
  • Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi trám tại nhà và hẹn lịch tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng của miếng trám cũng như sức khỏe răng miệng.

Cần thực hiện trám răng tại địa chỉ nha khoa uy tín

Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc trám răng có đau không và biết được những thông tin hữu ích xoay quanh dịch vụ này. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.