TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tìm hiểu tủy răng là gì? Tủy răng quan trọng như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,259
Mọi người có biết tủy răng và bệnh viêm tủy răng là gì không? Trong bài viết hôm nay sẽ giới thiệu tủy răng là gì, chức năng và cách điều trị viêm tủy răng hiệu quả nhất nhé!

Tủy răng là một tổ chức vô cùng đặc biệt vì được cấu tạo từ khối mô liên kết chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Có rất nhiều người đang bị viêm tủy răng, cùng tìm hiểu tủy răng là gì và lý do tại sao lại bị viêm tủy răng bên dưới nhé!

Sơ lược về tủy răng là gì?

Khái niệm tủy răng

Cấu tạo của một chiếc răng sẽ có ba phần gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, men răng là phần nằm ở ngoài cùng, thường có màu trắng sữa hoặc trắng trong, ngà răng sẽ được men răng bao bọc và có màu vàng nhạt. Cuối cùng là tủy răng, là phần còn lại của răng, phần nằm ở chính giữa răng.

Tủy răng là một tổ chức rất đặc biệt vì nó được cấu tạo từ khối mô liên kết non chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng được bảo vệ bởi hai lớp là men răng và ngà răng nên môi trường bên trong tủy răng được xem là môi trường vô khuẩn.

Tủy răng gồm có hai bộ phận là buồng tủy và ống tủy, ống tủy nằm ở chân răng là những sợi mô nhỏ và mảnh, phân nhánh từ buồng tủy ở trên thân răng xuống đến chân răng. Thực ra tủy răng là cấu trúc rất phức tạp và sẽ thay đổi theo từng độ tuổi, theo từng loại răng, từng người. Ngoài ra, số lượng ống tủy ở mỗi răng là hoàn toàn khác nhau: răng cửa trước có một ống tủy, răng cối nhỏ sẽ có 2 ống tủy, răng cối lớn thì khoảng 3 đến 4 ống tủy.

Khái niệm tủy răng

Chức năng của tủy răng thế nào?

Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định tủy răng có chức năng chính trong việc hình thành và tái tạo lại ngà răng, bảo vệ mô răng luôn chắc và khỏe mạnh. Tủy răng còn có một số chức năng khác như:

  • Dẫn truyền kích thích: khi răng của bạn tiếp xúc với thức ăn hoặc mắc một số bệnh lý như chấn thương hoặc hóa chất sẽ được dẫn truyền bởi các dây thần kinh để cơ thể nhận biết nóng, lạnh, chua, cay, hay ê buốt, đau nhức,...
  • Nuôi dưỡng và tái tạo răng: tủy răng còn chứa rất nhiều mạch máu để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống răng. Và tái tạo những tổn thương của răng, giúp răng được khỏe mạnh và chống các tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài.

Tìm hiểu bệnh viêm tủy răng

Bệnh viêm tủy răng là gì?

Tủy răng được xem là một khu vực cực kỳ nhạy cảm, vì nó là nơi chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh để nuôi sống răng. Thông thường, viêm tủy răng sẽ xảy ra ở một hoặc nhiều răng do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng làm nó bị sưng lên và gây đau nhức.

Bệnh viêm tủy răng

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ bị sâu răng, sau đó dẫn đến bị viêm tủy răng vì vi khuẩn đã phá vỡ phần men răng và tủy răng ở bên ngoài để tấn công vào tủy răng. Bệnh này có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn, ở bất cứ vị trí nào trên hàm răng.

Nguyên nhân gây ra viêm tủy răng

Nguyên nhân chính gây viêm tủy răng là do vi khuẩn sâu răng tấn công. Nhưng vẫn còn một số nguyên nhân khiến bệnh viêm tủy răng được hình thành cụ thể như:

  • Viêm tủy răng cửa khi bị chấn thương, va đập làm vỡ răng lộ tủy
  • Tổn thương vì các phương pháp nha khoa như: mài răng sứ quá nhiều, lắp sứ bị kênh hoặc cộm.
  • Bị viêm tủy răng số 7 vì thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, chẳng hạn như không đánh răng sau mỗi bữa ăn thật sạch sẽ và không gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng thường xuyên
  • Bệnh viêm tủy răng xảy ra ở trẻ em chủ yếu do chế độ ăn quá nhiều đường, tiêu thụ thực phẩm và đồ uống khiến răng bị sâu.
  • Do thói quen nghiến răng mãn tính.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Sự khác biệt của viêm tủy răng hồi phục và không hồi phục

Hiện nay đang có hai dạng viêm tủy răng đó là viêm tủy răng có hồi phục và không hồi phục. Viêm tủy có hồi phục thường là các trường hợp bị viêm nhẹ, tủy răng vẫn đủ sức để thực hiện nhiệm vụ nuôi sống răng.

Còn viêm tủy không hồi phục sẽ xảy ra khi tình trạng bị viêm đau, nghiêm trọng hơn và bắt buộc phải loại bỏ tủy răng. Bệnh viêm tủy không hồi phục thường sẽ dẫn đến một loại nhiễm trùng có tên là áp xe quanh răng. Nếu phần nhiễm trùng này phát triển ở chân răng, một thời gian sau sẽ hình thành túi mủ. Nếu không đến nha khoa kịp thời, không được bác sĩ chữa trị thì phần nhiễm trùng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xoang, hàm hoặc não.

Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm tủy răng

Cơn đau do viêm tủy răng có hồi phục sẽ nhẹ hơn và chỉ xuất hiện trong khi ăn. Còn viêm tủy không hồi phục có thể nặng hơn, đau suốt cả ngày lẫn đêm. Dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng có hồi phục như sau:

  • Rất nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh
  • Ngoài ra còn nhạy cảm với thức ăn ngọt
  • Ê buốt mỗi khi đánh răng
  • Nướu bị sưng hoặc đau liên tục
  • Sâu răng hoặc nướu bị thâm

Biểu hiện của viêm tủy răng không hồi phục sẽ gồm các triệu chứng nhiễm trùng như:

  • Viêm tủy răng cấp tính sẽ khiến bệnh nhân bị đau nhức dữ dội
  • Ở khu vực chân răng có mủ trắng hoặc vàng, khi ấn ra sẽ bị chảy mủ
  • Viêm tủy răng mãn tính sẽ gây sốt cao, sưng hạch, hôi miệng, cứ cảm giác có vị lạ trong miệng
  • Viêm tủy răng hoại tử ở giai đoạn răng bị vỡ vụn chỉ còn chân răng, lúc này đã không có cảm giác đau đớn nhưng bắt đầu lây sang khu vực quanh miệng.

Nên chữa viêm tủy răng ở đâu?

Các bạn hãy đến với nha khoa Nhân Tâm, ở đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa với kinh nghiệm lâu năm sẽ không làm bạn thất vọng. Ngoài ra còn có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ và tạo tâm lý thoải mái cho các khách hàng. Bên cạnh đó, sau khi điều trị các bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh như: tránh ăn quá nóng hoặc quá lạnh, chải răng, dùng chỉ nha khoa, khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần.

Sau khi đã tìm hiểu tủy răng là gì, bệnh viêm tủy răng thì mọi người nên để ý đến răng miệng nhiều hơn. Bạn nên kiểm soát bệnh này để không làm tổn hại vùng răng miệng. Nếu bạn phát hiện mình có những triệu chứng như trên, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay đến nha khoa Nhân Tâm để giải đáp thắc mắc hoặc chữa trị nhé!