Răng khôn hay răng hàm số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm ở độ tuổi trưởng thành. Vì khi răng khôn mọc, tất cả các răng trên cung hàm và xương hàm đều đã phát triển ổn định, do đó, răng khôn thường không có đủ chỗ để mọc. Để tránh vật cản và mọc thuận lợi, răng khôn có xu hướng mọc lệch, nằm ngang, mọc một phần… tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm lợi trùm, sâu răng số 7, xô lệch răng số 7, viêm quanh chân răng, mủ lan cả về phía amidan, thực quản và hầu họng.…
Nhổ răng khôn là kỹ thuật khá phức tạp, yêu cầu Bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao, dụng cụ nha khoa phải được vô trùng nghiêm ngặt để tránh răng khôn bị nhiễm trùng. Hãy đến địa chỉ nha khoa uy tín để nhổ răng khôn an toàn.
Vì sao răng khôn bị nhiễm trùng?
Hầu hết răng khôn mọc lệch đều được chỉ định nhổ để bảo vệ xương hàm, răng lân cận và các mô mềm xung quanh khỏe mạnh. Tuy nhiên vì răng khôn có kết cấu chắc chắn, mọc không đúng hướng và nằm ở vị trí trong cùng hàm nên nhổ răng khôn yêu cầu kỹ thuật cao để tránh các biến chứng nguy hiểm, trong đó có biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.
Răng khôn bị nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ vào vết thương hở sau khi nhổ răng, gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể là do:
- Môi trường, các thiết bị nhổ răng khôn chưa được vô trùng triệt để, tiềm ẩn nguy cơ gây lây nhiễm chéo, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào vết thương phát triển lây lan, gây viêm nhiễm và sưng mủ.
- Vết thương không được xử lý tốt, quy trình nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Quá trình chăm sóc răng khôn sau khi nhổ không đúng cách, thức ăn thừa bị rơi vào ổ răng mới nhổ, không được làm sạch, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
Cần khử trùng dụng cụ triệt để nhằm tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng
Biểu hiện của răng khôn bị nhiễm trùng
Răng khôn bị nhiễm trùng có thể hình thành theo một trong hai dạng như sau:
- Viêm nhiễm ổ răng khô thường xảy ra trong khoảng 2 - 3 ngày sau khi nhổ răng và có thể kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Biểu hiện là hốc răng thấy trống hoặc có cục máu đông nhưng có thể dễ dàng lấy ra, không có mủ nhưng có mùi khó chịu, gây đau đớn.
- Viêm nhiễm ổ răng có mủ gây đau nhức nhẹ hơn viêm ổ răng khô nhưng vùng nướu bị sưng, huyệt ổ răng có mủ trắng, có mùi hôi khó chịu, thậm chí có thể nổi hạch ở vùng lân cận.
Đau nhức, sưng tấy kéo dài là dấu hiệu liên quan đến nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
Răng khôn bị nhiễm trùng phải làm sao?
Nếu phát hiện ra biểu hiện nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, bạn hãy đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt để Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Trong trường hợp bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn với thuốc kháng sinh và giảm đau nếu cần. Với những trường hợp bị viêm ổ răng có mủ, bác sĩ sẽ nạo sạch ổ nhiễm trùng để loại bỏ hết mủ và những thành phần còn sót lại sau khi nhổ răng.
Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm sạch khoang miệng với nước súc miệng chuyên dụng, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, không hút thuốc lá hay uống bia rượu. Nếu bị sưng đau khó chịu, bạn có thể chườm lạnh để giảm đau.
Cần tìm đến nha khoa uy tín để khắc phục tình trạng răng khôn bị nhiễm trùng
Để tránh tình trạng nhiễm trùng răng khôn, điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình địa chỉ nhổ răng khôn chất lượng. Nha khoa Nhân Tâm là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 10 mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn. Nơi đây không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, đảm bảo quy trình vô trùng nghiêm ngặt đạt tiêu chuẩn nha khoa quốc tế, mà còn sử dụng công nghệ nhổ răng khôn hiện đại, không tổn hại đến xương hàm, dây thần kinh hay mô mềm quanh răng, đồng thời hạn chế chảy máu và thúc đẩy lành thương nhanh.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng răng khôn bị nhiễm trùng và cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm theo số hotline 1900 56 5678, các chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí cho bạn.