Tủy răng là một tổ chức đặc biệt gồm mạch máu, thần kinh... nằm trong một hốc giữa ngà răng (hốc tủy răng). Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Viêm tủy răng là viêm vùng tủy của răng và các mô bao quanh chân răng.
Viêm tủy răng là một phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh, bệnh có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau: viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm), viêm tủy răng cấp, viêm tủy mạn tính.
Nguyên nhân viêm tủy răng
Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời, những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây bệnh. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như răng bị vỡ, mẻ, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.
Lớp men răng bị phá hủy làm ảnh hưởng đến lớp ngà bên dưới. Có nhiều nguyên nhân gây ra tổn thương men răng, bao gồm:
- Sâu răng lan rộng xuống cấu trúc bên dưới: Ngà và tủy
- Chấn thương răng có thể làm vỡ, gãy răng.
- Sang chấn làm lộ tủy răng
- Răng bị viêm tủy khi can thiệp một số thủ thuật nha khoa như: Chỉnh nha
- Thói quen vệ sinh răng miệng và tật nghiến răng. Hay bị sang chấn khớp cắn trên khách hàng bị lệch hàm.
Những nguyên nhân gây viêm tuỷ răng là gì?
Triệu chứng của răng bị viêm tủy
Đau nhức răng liên tục và kéo dài trên 15 phút là triệu chứng điển hình của viêm tủy răng. Tuy nhiên có một dấu hiệu khác biệt để nhận biết đó là cơn đau của viêm tủy răng hồi phục hay không có khả năng hồi phục. Viêm tủy răng không hồi phục có những biểu hiện nghiêm trọng hơn: Đau nhiều khi ăn, đau cả ngày lẫn đêm và đau tăng lên khi về đêm.
Các triệu chứng chung của viêm tủy răng bao gồm:
- Sưng, đau răng
- Nhạy cảm với cả thức ăn nóng và lạnh
- Nhạy cảm với đồ ngọt
- Cảm giác răng bị trồi lên cao.
Viêm tủy răng không hồi phục có thể bao gồm các dấu nhiễm trùng khác:
- Sốt
- Sưng hạch bạch huyết
- Hơi thở có mùi hôi
- Có vị lạ trong khoang miệng và làm khách hàng khó chịu.
- Một số trường hợp xuất hiện biến chứng kèm theo: Viêm tủy làm dò mủ ra môi trường miệng,…
Viêm tủy răng có nguy hiểm không?
Viêm tuỷ răng có gây nguy hiểm đến sức khoẻ hay không?
Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng và có thể sẽ phát sinh các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch rất nguy hại cho sức khỏe.
Khi răng có các triệu chứng như: lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn kèm theo các dấu hiệu đau nhức từng cơn tự nhiên (đau tăng dần về đêm), răng bị đổi màu bất thường... phải đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị vì có thể tủy răng đã bị viêm hoặc hoại tử.
Điều trị tủy răng bị viêm như thế nào?
Phương pháp điều trị tủy phụ thuộc vào tình trạng của tủy bị viêm.
Viêm tủy hồi phục
Nếu khách hàng đến với bác sĩ ở giai đoạn sớm, viêm tủy răng có thể cứu chữa được bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây viêm. Khi đó các triệu chứng mà khách hàng than phiền sẽ được kiểm soát và loại trừ.
Ví dụ, nếu nguyên nhân làm cho tủy răng bị nhiễm trùng là do sâu thì chỉ cần nạo sạch và loại bỏ phần mô răng bị sâu sau đó trám bít bằng vật liệu nha khoa.
Viêm tủy không hồi phục
Điều trị viêm tuỷ răng
Tủy răng không thể cứu vãn được nữa, bác sĩ sẽ xem xét biện pháp để giữ lại răng trên cung hàm đó là lấy tủy. Tủy sau khi được loại bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và trám bít ống tủy.
Một trường hợp khác, răng bị hư hại không còn chức ăn nhai cũng như không thể cứu chữa và nếu giữ lại sẽ gây nên nhiều bất lợi cho khách hàng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ.
Thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau có thể được chỉ định nhằm giúp hạn chế các triệu chứng của viêm tủy răng, đem lại cảm giác thoải mái cho khách hàng.
Cách phòng tránh viêm tủy răng hiệu quả
Viêm tủy răng là bệnh của răng và hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa viêm tuỷ răng
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày và đúng cách giảm được rất nhiều nguy cơ bệnh về răng, đặc biệt là viêm tủy răng.
Một số thói quen sai mà bạn nên sửa đổi ngay từ bây giờ:
- Nếu bạn có thói quen đánh răng sau khi ăn sáng thì nên đánh răng sau ăn ít nhất 30 phút để làm giảm tổn hại đến men răng.
- Chỉ nha khoa được khuyến cáo sử dụng trước khi đánh răng để làm sạch kẽ răng, vị trí mà lông bàn chải không thể tiếp xúc được.
- Nên uống nước sau khi đánh răng 30 phút.
- Đánh răng đúng với quy trình chải răng mà bộ y tế khuyến cáo.
Thay đổi thói quen không lành mạnh
Cắt giảm một số loại thức ăn, nước uống có đường làm tăng nguy cơ phá hủy lớp men răng (men răng là mô cứng nhất của cơ thể, bao bọc bên ngoài để bảo vệ răng):
- Đồ uống có gas: Coca, bia,…
- Bánh kẹo
- Thực phẩm có tính axit cũng làm mòn lớp men răng
- Tật nghiến răng cũng là một nguyên nhân làm răng bị chấn thương và dẫn đến viêm tủy. Nếu bị chứng nghiến răng, bạn có thể mua miếng bảo vệ răng dùng khi đi ngủ để giảm nguy cơ làm hư hại răng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Khám sức khỏe nha khoa định kỳ nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng mỗi 6 tháng một lần giúp chẩn đoán và phát hiện sớm các bất thường về răng chưa có biểu hiện bệnh lý. Bất kỳ bệnh lý nào cũng vậy, ở giai đoạn sớm bao giờ cũng được giải quyết gọn ghẽ, nhanh chóng và hiệu quả cao.