TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng bị mòn mặt nhai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 5,545
Mòn răng là vấn đề mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người cao tuổi. Loại tổn thương này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn, nhai, chức năng tiêu hóa, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Răng bị mòn mặt nhai là vấn đề mà nhiều người gặp phải, đặc biệt ở những người cao tuổi. Loại tổn thương này không chỉ gây ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn, nhai, chức năng tiêu hóa và làm giảm chất lượng cuộc sống của khách hàng.

Răng bị mòn mặt nhai là như thế nào?

Mòn mặt nhai là tình trạng bề mặt nhai của răng bị mòn do mất mô răng. Tùy vào mức độ men răng bị mòn mà sẽ tạo ra vết lõm nông hoặc sâu trên bề mặt nhai của răng cùng với mức độ ê buốt khi nhai.

Mức độ mòn mặt nhai của răng thường được xếp từ nhẹ đến nặng. Cụ thể, khi tình trạng mòn mặt nhai chỉ xảy ra ở men răng là mức độ nhẹ và khi tình trạng này xảy ra ở ngà răng là mức độ nặng.

Răng bị mòn mặt nhai ảnh hưởng như thế nào đến đời sống?

Cấu tạo cơ bản từ ngoài vào trong của răng bao gồm: men răng, ngà răng và tủy răng. Lớp men răng cứng bên ngoài có tác dụng bảo vệ ngà răng và tủy răng phía bên trong, đây là những phần dễ bị tổn thương.

Cấu tạo cơ bản của răng

Khi răng bị mòn mặt nhai, có nghĩa là lớp men răng bị mòn sẽ gây ra những bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt như:

  • Mất thẩm mỹ: Khi bị mòn men răng, răng sẽ có màu vàng nâu.
  • Ê buốt răng: Khi tiếp xúc với các loại thực phẩm có tính chua, hoặc thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ xảy ra tình trạng ê buốt rất khó chịu vì lớp men răng bị bào mòn khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
  • Tổn thương khớp hàm: Khi mặt nhai của răng bị mòn, lớp men răng đã bị mất đi vĩnh viễn và sẽ không thể tự tái tạo, từ đó làm giảm khả năng nhai, nghiền nát thức ăn. Tình trạng này nếu kéo dài và không được điều trị sẽ khiến cơ nhai, khớp hàm hoạt động nhiều hơn, gây ra tình trạng co thắt cơ và tổn thương khớp.
  • Sâu răng: Khi lớp men răng bị mòn và ngà răng bị lộ ra ngoài, sâu răng rất dễ xảy ra, nhất là khi ăn các thực phẩm có axit cao.
  • Viêm tủy, mất răng: Răng bị mòn mặt nhai nặng có thể gây tổn thương đến tủy răng và dẫn đến viêm tủy, chết tủy răng.

Xem thêm: Răng ê buốt là gì? Cách khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân gây mòn mặt nhai của răng

Phần lớn các trường hợp răng bị mòn mặt nhai là do các tác nhân cơ học gây ra như:

  • Chải răng không đúng cách: Chải răng theo ngang và lực quá mạnh sẽ làm mòn và mất đi lớp men răng bên ngoài.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có chứa axit cao: Đồ ngọt, nước có gas hay các loại trái cây có axit cao như chanh, cam, bưởi, ... nếu sử dụng thường xuyên cũng sẽ gây mòn men răng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày: Trào ngược axit dạ dày sẽ làm tăng khả năng răng tiếp xúc với axit, từ đó dẫn đến mòn mặt nhai của răng.
  • Bệnh khô miệng: Đây là tình trạng tuyến nước bọt ít tiết ra nên khi ăn uống chất axit từ thực phẩm sẽ lưu lại trên răng lâu hơn và dẫn đến hiện tượng mòn men răng.

Mòn mặt nhai có thể làm giảm khả năng tiết nước bọt khi ăn uống, từ đó gây khô miệng

  • Thói quen: Thường xuyên ăn đồ cứng, cắn, nhai thức ăn quá mạnh, cắn móng tay, nghiến răng khi ngủ, ... là những thói quen xấu làm mòn hoặc thậm chí có thể làm vỡ men răng.
  • Di truyền, yếu tố cơ địa: Răng mòn mặt nhai cũng có thể là do yếu tố di truyền hoặc cơ địa, men răng yếu, dễ bị vỡ và bào mòn.

Ngoài ra, mòn mặt nhai của răng cũng được cho là một bệnh lý do thiểu sản men răng, hoặc các bệnh lý khác gây ra như đau khớp hàm làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và cọ xát giữa hai hàm răng,…

Cách khắc phục tình trạng răng mòn mặt nhai

Tùy vào mức độ răng bị mòn mặt nhai nặng hay nhẹ thì sẽ có cách khắc phục và điều trị phù hợp. Với tổn thương men răng nhẹ chưa làm ảnh hưởng đến răng, răng chưa bị nhạy cảm và khách hàng chưa thấy ê buốt khi nhai, có thể không cần phải điều trị.

Khi tổn thương men răng đã trở nặng vào sâu ngà răng, có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng, một số phương pháp được dùng để chữa răng bị mòn mặt nhai như:

  • Trám răng: sử dụng vật liệu composite để bọc lại phần răng bị tổn thương. Miếng trám trở nên săn chắc hơn dưới sự kích thích của tia laser, mang lại tính thẩm mỹ cao và giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn. Nhưng phương pháp này không bền, răng dễ bị hở kẽ, dễ ngấm thức ăn và nước bọt.

Trám răng là một trong những cách khắc phục hiệu quả tình trạng nghiến răng

  • Bọc răng sứ: sử dụng mão sứ và bọc lên cùi răng thật cần phục hình. Phương pháp này sẽ giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng răng bị mòn. Răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời giúp cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho hàm dưới.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về răng bị mòn là gì và cách khắc phục. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Nhân Tâm - Địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.