TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Quy trình và bảng giá trám răng sâu tại Nha khoa Nhân Tâm

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 827
Trám răng sâu là một phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả nhất. Phương pháp có thể thay thế các mô răng bị sâu, bảo vệ răng và giúp răng khôi phục lại hình dáng ban đầu. Có rất nhiều người còn băn khoăn về giá trám răng sâu, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

Trám răng sâu còn có cách gọi khác là hàn răng, phương pháp này được áp dụng nhiều tình trạng răng khác nhau. Giá trám răng sâu hết bao nhiêu tiền và cách này có đem lại kết quả lâu dài vẫn là hai thắc mắc phổ biến của khách hàng khi quyết định chọn loại dịch vụ này.

Trám răng sâu có cần thiết không?

Trám răng sâu là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Nhưng phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng răng bị sâu nhẹ hoặc sâu lỗ nhỏ. Còn nếu bạn bị sâu răng nặng, thân răng đã bị tổn hại thì cần kết hợp thêm phương pháp khác như bọc răng sứ để giúp phục hình răng được tốt nhất.

Bởi vì miếng trám có diện tích quá lớn sẽ làm cho sự liên kết giữa các phân tử trong miếng trám với bề mặt răng không được chắc chắn. Sau một khoảng thời gian ngắn có thể bị bong ra, gãy vỡ hoặc sứt mẻ.

Trám răng sâu có cần thiết

Lợi ích của việc trám răng thẩm mỹ

  • Trám răng thẩm mỹ sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, có thể “phù phép” để bạn có một hàm răng khỏe đẹp như mong muốn
  • Tạo cho răng một “chiếc áo mới” đẹp và bền hơn.
  • Bảo vệ răng tối ưu sau khi điều trị sâu răng, viêm tủy.
  • Hiệu quả lâu dài vì sử dụng chất liệu trám răng cao cấp, có độ bền - an toàn cho việc ăn nhai.

Có bao nhiêu cách trám răng sâu?

Trám răng bằng Amalgam

Kỹ thuật amalgam đã có từ rất lâu và được rất nhiều người biết đến. Nhưng trong một vài năm trở lại đây, rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự nguy hiểm của thủy ngân trong Amalgam có thể gây hại cho sức khỏe.

Cho nên các nhà khoa học đã khuyến cáo mọi người không nên sử dụng loại vật liệu này. Tại Nha Khoa Nhân Tâm, chúng tôi cam kết không dùng loại vật liệu Amalgam để trám răng cho khách hàng. Amalgam có màu của kim loại nên khi trám sẽ làm răng bị thẩm mỹ.

Trám răng bằng composite

Composite là một loại vật liệu trám răng sâu phổ biến hiện nay, đang được nhiều nha khoa sử dụng. Composite là vật liệu tổng hợp có màu trắng ngà khá giống với màu của men răng. Dù độ bền của composite không bằng Amalgam nhưng nếu so sánh về mặt lợi ích thì Composite vẫn là sự lựa chọn tối ưu hơn.

Composite chỉ thích hợp để trám răng sâu nhẹ, sâu lỗ nhỏ hoặc kẽ răng bị sâu. Diện tích nhỏ thì độ bền và tính thẩm mỹ của vết trám mới được đảm bảo một cách tốt nhất.

Có mấy cách trám răng sâu

Trám răng bằng Inlay – Onlay

Inlay – Onlay đang là phương pháp tối ưu nhất trong dịch vụ trám răng sâu lỗ to hoặc răng sâu nặng. Thành phần cấu tạo là men sứ gần giống với mão răng giả nên độ bền cũng rất cao. Tính thẩm mỹ cũng vượt trội hơn rất nhiều so với Composite.

Điểm cộng lớn nhất khi trám răng sâu bằng sứ Inlay-Onlay là khách hàng không phải mài răng. Trong trường hợp răng sâu lỗ to, không thể trám thì bắt buộc phải bọc lại răng.

Bảng giá trám răng sâu tại nha khoa Nhân Tâm

Bảng giá trám răng sâu tại nha khoa Nhân Tâm có rất nhiều giá, còn tùy vào tình trạng của từng khách hàng. Các bạn có thể xem giá chi tiết của từng dịch vụ bên dưới nhé!

Quy trình trám răng sâu tại nha khoa

Trám sâu răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản nhất, trước kia quy trình trám răng sâu thường diễn ra khá lâu. Lý do là vì để chữa răng sâu bác sĩ phải đặt thuốc diệt tủy, sau đó cần thời gian để tủy được lấy ra. Tại Nha Khoa Nhân Tâm, chúng tôi có công nghệ trám răng sâu tiên tiến không cần mất nhiều thời gian, cụ thể như sau:

Bước 1: Đến nha khoa khám và tư vấn

Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng sâu và tư vấn cách điều trị, sau đó lựa dùng vật liệu hàn phù hợp với điều kiện kinh tế mà vẫn có hiệu quả.

Bước 2: Gây tê - vệ sinh răng miệng

Bước gây tê và vệ sinh sẽ loại bỏ tạm thời những yếu tố bất lợi hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập trong quá trình trám răng sâu.

Bước 3: Nạo bỏ các vết sâu và trám răng

Tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ, điều trị răng sâu. Dùng vật liệu trám răng vào chỗ bị sâu và chiếu laser để vật liệu đông lại khoảng 5 phút. Bước này giúp miếng trám của bạn được chắc chắn hơn so với miếng trám để khô tự nhiên.

Bước 4: Chỉnh sửa vết trám - kiểm tra khớp cắn

Sau khi trám, bác sĩ sẽ mài phẳng lại bề mặt vết trám để khách hàng không bị cộm  khi nhai thức ăn. Nếu bạn thực hiện trám răng bằng phương pháp Inlay – Onlay sẽ có thêm bước lấy dấu hàm. Mục đích là để thiết kế 1 miếng sứ phù hợp với lỗ sâu, sau đó gắn miếng trám lên bề mặt răng.

Vật liệu trám răng có giữ được lâu không?

Độ bền của kỹ thuật trám răng còn phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu trám.

Vật liệu Amalgam

Độ bền sau khi trám răng sâu tương đối cao, trung bình khoảng 10 – 15 năm nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt. Nhưng cần phải cân nhắc kỹ khi sử dụng loại vật liệu này, vì nó không thực sự an toàn.

Vật liệu Composite

Độ bền chỉ dao động khoảng 3 – 5 năm, ưu điểm mà composite mang lại khá nhiều, là vật liệu trám răng sâu phổ biến nhất hiện nay.

Vật liệu Inlay – Onlay

Loại vật liệu này tương đối cao cấp nhưng độ bền sau khi trám chỉ dao động từ 8 – 10 năm. Cho nên bạn có thể cân nhắc việc bọc răng sứ để có độ bền lâu hơn.

Thông tin về phương pháp và bảng giá trám răng sâu đã được nói rõ trong bài viết này. Khi thấy bản thân có triệu chứng sâu răng, bạn hãy đến nha khoa Nhân Tâm để được thăm khám về tình trạng răng miệng một cách tốt nhất nhé!