Đau nướu, nướu sưng đỏ, hơi thở có mùi hôi… không chỉ là triệu chứng mọc răng khôn mà còn là dấu hiệu mắc các bệnh răng miệng khác.
Các bệnh lý về răng miệng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng nhai, thậm chí là nguy cơ mất răng nếu bệnh trở nặng. Vậy làm thế nào để bệnh nhân nhận biết tình trạng răng miệng và có giải pháp điều trị phù hợp, kịp thời?
Nếu nhận thấy các dấu hiệu mọc răng khôn hoặc bệnh lý về răng miệng, bệnh nhân nên đến phòng khám nha khoa gần đây và chất lượng nhất để Bác sĩ kiểm tra tổng quát, xác định nguyên nhân gây đau nhức răng và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Các phân biệt dấu hiệu mọc răng khôn và bệnh lý răng miệng
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng và nằm trong cùng trên cung hàm, thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Tình trạng mọc răng khôn sẽ tùy theo cơ địa, có người mọc đủ 04 răng khôn, có người mọc ít hơn, thậm chí là không mọc răng khôn trong suốt cuộc đời, do đó, không phải ai cũng sẵn sàng cho quá trình mọc răng khôn.
Vì mọc sau cùng nên răng khôn thường không có đủ chỗ để mọc, gây ra tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bệnh nhân đau nhức và khó chịu hơn so với mọc răng thông thường.
Dấu hiệu mọc răng khôn
Quá trình mọc răng khôn diễn ra ngắt quãng, nghĩa là bệnh nhân sẽ gặp dấu hiệu mọc răng khôn nhiều lần tùy theo giai đoạn trồi lên của răng khôn. Bệnh nhân sẽ gặp một trong những dấu hiệu sau hoặc không gặp dấu hiệu nào tùy theo cơ địa:
+ Nướu sưng đỏ ở vị trí mọc răng khôn. Nếu mọc răng khôn hàm dưới, bệnh nhân có thể dễ dàng quan sát để kiểm tra răng miệng. Còn mọc răng khôn hàm trên, bệnh nhân có thể dùng lưỡi nhẹ nhàng kiểm tra tình trạng sưng và vị trí nướu bị sưng.
+ Đau nướu răng ở vị trí mọc răng khôn. Khi răng khôn trồi lên sẽ khiến các mô bị kích thích, gây cảm giác đau và ê buốt, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng nhai. Nếu nướu răng ở răng kế cận cũng đau thì có nguy cơ răng khôn mọc lệch, bệnh nhân nên đến phòng khám để kiểm tra và điều trị kịp thời.
+ Hơi thở có mùi và lưỡi cảm nhận vị đắng. Đây là dấu hiệu cho thấy răng khôn đang tách nướu để trồi lên trên. Mảng thức ăn có thể bị kẹt ở răng khôn. Vì nằm ở vị trí trong cùng nên bệnh nhân khó phát hiện để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn có điều kiện phát triển sẽ khiến hơi thở có mùi và xuất hiện vị đắng trong miệng.
Trong khi đó, dấu hiệu bệnh lý răng miệng sẽ bao gồm:
+ Răng nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt…
+ Răng ê buốt và đau nhức trong quá trình ăn nhai
+ Có lỗ sâu răng trên răng
+ Tình trạng sưng nướu răng ở những răng khác
+ Các dấu hiệu liên tục và kéo dài
Xem thêm: Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến thần kinh không?
Nên làm gì sau khi nhận thấy dấu hiệu mọc răng khôn?
Bệnh nhân nên đến Nha khoa Nhân Tâm để Bác sĩ kiểm tra tình trạng mọc răng khôn và đưa ra giải pháp điều trị thích hợp. Nếu răng khôn mọc thẳng, không gây ảnh hưởng đến răng kế cận thì Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng mọc răng khôn cho đến khi răng trồi lên khỏi nướu.
Nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch và có dấu hiệu đâm vào răng số 7 thì Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để tránh nguy cơ gây hại cho răng hàm cũng như răng toàn hàm.
Răng khôn không phải lúc nào cũng “thân thiện” và được “chào đón”. Do đó, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý hơn so với răng thông thường để tránh những hậu quả đáng tiếc do răng khôn gây ra. Nguy hiểm nhất là răng khôn làm ảnh hưởng đến răng hàm, tăng nguy cơ mất răng hoặc làm xô lệch hàm răng.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận, đặc biệt là khu vực mọc răng khôn. Dù răng khôn mọc thẳng thì nguy cơ sâu răng khôn vẫn rất cao do vị trí và tình trạng mọc răng.
Cuối cùng nếu cần nhổ răng khôn, bệnh nhân hãy đến Nha khoa Nhân Tâm để nhổ răng khôn an toàn, không đau, ít chảy máu và mau lành thương. Chúng tôi tự hào là trung tâm nhổ răng khôn uy tín với mọi nhà với đội ngũ Bác sĩ giỏi cùng công nghệ nhổ răng khôn hiện đại.