TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,870
Răng khôn là chiếc răng hàm thứ 3, là chiếc răng to và cứng nhất trên cung hàm. Thời kỳ xa xưa, răng khôn được dùng để nghiền nát thức ăn do chế độ ăn thực vật thô cứng và thịt sống. Tuy nhiên ngày nay, con người đã chuyển sang chế độ ăn chín, mềm nên cấu trúc hàm đã thay đổi, khiến răng khôn không có đủ chỗ để mọc lên nên thường được nhổ bỏ. Để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, bạn cần thực hiện những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn trong bài viết dưới đây.

Răng khôn là răng hàm (răng sau) mọc sau cùng, thường mọc cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi 20. Bình thường có bốn chiếc răng khôn - hai chiếc ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới - nhưng một số người có nhiều hơn, ít hơn hoặc thậm chí không có răng khôn.

Một số răng khôn mọc lên mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì, nhưng nhiều trường hợp răng khôn mọc khó, mọc ngầm, mọc lệch đe dọa đến sức khỏe răng miệng và cần thiết phải nhổ bỏ.

Những vấn đề do răng khôn gây ra

  • Một số răng khôn mọc lên (nhú qua nướu) mà không gây ra tổn thương nào, nhưng đôi khi, răng khôn mọc lệch và đẩy vào nướu hoặc răng bên cạnh.
  • Răng khôn mọc có thể gây đau đớn và đôi khi gây nhiễm trùng. Vì nằm ở vị trí khuất nên răng khôn rất khó làm sạch, do đó thức ăn và vi khuẩn có thể mắc kẹt giữa răng khôn và răng bên cạnh, dẫn đến răng khôn bị sâu và nhiễm trùng nướu.
  • Răng khôn mọc chen chúc ở hàm trên thường nghiêng sang một bên và cọ sát vào má. Điều này có thể gây ra các vết loét trên má và các vấn đề về ăn nhai.
  • Răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt có thể tạo nang bên trong xương dẫn đến u nang.

Nhổ răng khôn khi răng khôn mọc bất thường

Bác sĩ thường khuyên bạn nhổ răng khôn nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về răng khôn như sau:

  • Không có đủ chỗ trong miệng để răng khôn mọc đúng cách - nhổ răng sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.
  • Đau răng, nhiễm trùng nướu
  • Răng khôn đâm vào răng bên cạnh, khiến xô lệch khớp cắn
  • Áp-xe do răng khôn gây ra
  • Sốt, sưng hạch, ăn uống khó khăn khi mọc răng khôn

Điều trị nhổ răng khôn

Răng khôn thường không gây đau cho đến khi chúng bắt đầu bị tổn thương, vì vậy tốt nhất là bạn nên sớm tìm hiểu xem răng khôn của mình có gây ra vấn đề gì không.

Chân răng khôn vẫn đang hình thành khi bạn ở độ tuổi thiếu niên, vì vậy việc nhổ chúng ra ở độ tuổi này sẽ dễ dàng hơn. Chụp X-quang sẽ giúp Bác sĩ chẩn đoán tình trạng răng khôn và xác định răng đó có cần nhổ hay không. Một số răng khôn không gây ra vấn đề gì và không cần phải nhổ.

Chụp X-quang răng khôn

Nếu cần phải nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để bạn không cảm thấy đau trong quá trình nhổ - đây là cách giảm đau phổ biến nhất. Tại phòng khám Nha khoa Nhân Tâm, bạn sẽ được nhổ răng khôn không đau bằng công nghệ siêu âm, được trực tiếp điều trị bởi đội ngũ Bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm nhổ răng khôn. Quy trình nhổ răng khôn được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát, chụp phim X-quang răng và tư vấn lộ trình nhổ răng khôn
  • Bước 2: Cho bệnh nhân vệ sinh răng miệng, sát khuẩn và tiến hành gây tê
  • Bước 3: Dùng máy siêu âm Piezotome để chia nhỏ chân răng và tiến hành gắp chân răng ra
  • Bước 4: Khâu vết thương bằng chỉ nha khoa
  • Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng

Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Chảy máu, sưng đau sau khi nhổ răng khôn là một điều bình thường. Cảm giác đau sẽ dịu dần trong 1-2 ngày sau đó. Để vết thương mau lành, bạn cần tuân thủ những lưu ý sau khi nhổ răng khôn như sau:

1. Kiểm soát sưng và đau

  • Chườm lạnh 20 phút, 4-8 lần/ngày đầu, chườm ấm ngày thứ 2.
  • Uống thuốc theo toa.

2. Kiểm soát chảy máu

  • Cắn chặc gạc trong 30 phút – 1h.
  • Không khạc nhổ, không ngậm nước bọt.
  • Không súc miệng trong ngày đầu sau nhổ răng.

3. Vệ sinh răng miệng

  • Sử dụng bàn chải phẫu thuật với 12.000 sợi lông chải để vệ sinh răng.
  • Súc miệng khi cầm máu hoàn toàn
  • Không súc miệng mạnh hay dùng máy tăm nước trong ngày đầu
  • Ngày thứ 2 bạn có thể dùng dung dịch súc miệng hay nước muối ấm, sử dụng máy tăm nước để xịt vào những vị trí ngoài vùng phẫu thuật.

4. Chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng

Nên ăn mềm trong những ngày đầu sau khi nhổ răng, tránh thực phẩm dai cứng, không nhai tại vùng phẫu thuật, bạn có thể làm việc bình thường sau khi nhổ răng và nên nhổ răng vào cuối tuần để có thời gian nghỉ ngơi, khi nằm kê đầu cao.

5. Hạn chế rượu bia

Rượu bia làm giảm số lượng tế bào hệ miễn dịch, giảm sự sản sinh protein lành thương, giảm tác dụng thuốc kháng sinh và làm giãn mạch sung huyết gây hở vết thương nên tránh rượu bia để giúp nhanh lành thương.

6. Hạn chế thuốc lá

Các chất nicotine, carbon monoxit có trong thuốc lá sẽ làm giảm lượng oxy đến mô và kéo dài thời gian lành thương.

Trên đây là những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn, đừng quên tuân thủ để giúp quá trình lành thương nhanh hơn, giảm cảm giác khó chịu sau nhổ răng nhé.