TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3,825
Có rất nhiều dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, nguyên nhân thường đến từ việc vệ sinh kém, hút thuốc lá …. Nhưng dù có là lý do gì thì việc cần làm đầu tiên khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng là hãy tới nha khoa ngay nhé!

Nhổ răng khôn đã không còn xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Nhưng rất ít người biết đến những biến chứng nguy hiểm đó là răng khôn bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cùng mình tìm hiểu dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn bên dưới nhé!

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Những trường hợp nhổ răng thông thường đều phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, phải thăm khám và lên kế hoạch thật kỹ rồi mới được nhổ. Nếu nhổ răng khôn được thực hiện bởi một bác sĩ có tay nghề kém, làm sai kỹ thuật thì rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng nướu. Các bạn có thể tham khảo các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn cụ thể như sau:

  • Đau nhức nhiều ngày không thuyên giảm.
  • Nướu bị sưng phồng, sưng tấy, có ổ mủ nằm ở huyệt ổ răng.
  • Làm mặt và má bị sưng ngoài vị trí nhổ răng.
  • Chảy máu liên tục kéo dài hơn 48 giờ.
  • Nhổ răng bị nhiễm trùng còn có thể gây sốt, thân nhiệt đôi khi sẽ lên đến 37 độ C.
  • Bị hôi miệng sau nhổ răng khôn.

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Bởi vì nhổ răng sẽ tác động đến nướu lợi và xương hàm nên sẽ không tránh khỏi hiện tượng bị đau nhức, sưng nướu và chảy máu. Nhưng nếu những triệu chứng này cứ liên tục tiếp diễn không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng khác thì đó chính là những cảnh báo về biến chứng răng bị nhiễm trùng.

Muốn nhận biết dễ dàng hơn thì chúng ra có thể dựa vào 2 dạng viêm ổ răng sau đây:

  • Viêm ổ răng khô: dấu hiệu này thường xuất hiện vào ngày thứ 2 – 3 sau khi vừa nhổ răng. Khi này cục máu đông đã bị lệch khỏi vết mổ và không thể che phủ được vị trí đang bị tổn thương. Ổ răng sẽ không có mủ, nhưng có mùi khó chịu và gây đau nhức rất dữ dội. Triệu chứng viêm thường kéo dài cả tuần khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, ăn uống khó khăn.
  • Viêm ổ răng có mủ: Mức độ đau nhức của tình trạng này sẽ nhẹ hơn so với viêm ổ răng khô. Nhưng kèm theo đó là biểu hiện sốt, nướu bị sưng tấy, huyệt ổ răng xuất hiện mủ trắng, khoang miệng có mùi hôi rất khó chịu, có thể nổi hạch ở vùng cổ hoặc sau tai,…

Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng do nguyên nhân gì?

Nhổ răng khôn xong bị nhiễm trùng thường do cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng. Bạn cũng không nên loại trừ một số lý do khách quan khác như sau:

Vệ sinh răng miệng qua loa

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách luôn là lý do hàng đầu làm răng bị nhiễm trùng sau khi nhổ, nhất là răng khôn. Răng khôn là răng nằm ở vị trí trong cùng nên rất khó vệ sinh, sau khi nhổ thì vết thương vẫn chưa lành nên lại càng khó vệ sinh.

Nếu các bạn không chịu khó súc miệng, làm sạch một cách cẩn thận thì thức ăn sẽ dễ bị mắc vào chỗ vừa nhổ. Sinh sôi vi khuẩn khiến vết thương bị nhiễm khuẩn trầm trọng.

Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng do nguyên nhân gì

Dụng cụ nhổ răng không khử trùng sạch

Các dụng cụ y tế sẽ tiếp xúc với khoang miệng trước khi nhổ răng phải được khử trùng thật sạch. Có rất nhiều trường hợp phòng khám không đủ hiện đại, thiết bị không được khử trùng đúng quy định, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

Tay nghề của bác sĩ

Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng đôi lúc cũng do trình độ và tay nghề của bác sĩ làm ca phẫu thuật đó. Nếu sau khi nhổ răng, bác sĩ khâu vết thương không đúng cách thì vi khuẩn và vi trùng sẽ có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Cho nên, dù nhổ răng khôn không quá phức tạp nhưng bạn cũng nên tìm các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để mổ. Họ sẽ biết được những rủi ro, lưu ý cần quan tâm để tránh cho bạn bị nhiễm khuẩn.

Hút thuốc sau khi nhổ răng

Hút thuốc lá chưa bao giờ có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người vừa mới nhổ răng xong. Nếu người mới nhổ răng khôn không kiêng hút thuốc ngay sau khi phẫu thuật, rất dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau. Đầu tiên, khói thuốc lá sẽ đi vào cơ thể, tiếp xúc trực tiếp đến miệng vết thương hở và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Sau đó, khói thuốc lá sẽ làm giảm lượng oxy cần thiết của quá trình tuần hoàn máu. Làm cho các cục máu đông khó hình thành, làm chậm tiến độ lành lại của vết thương. Cuối cùng, lực hút thuốc quá mạnh có thể làm cho cục máu đông trên lỗ nhổ răng bị vỡ ra, khiến máu lại tiếp tục chảy. Cho nên lời khuyên chân thành là các bạn cần tránh hút thuốc để không làm cản trở sự hồi phục của hố răng mới vừa nhổ.

Bị nhiễm trùng sau khi nhổ nên chữa ở đâu?

Để giải quyết vấn đề nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng, bạn cần phải lập tức tới gặp bác sĩ nha khoa. Trường hợp này sẽ không có phương pháp nào hiệu quả để bạn tự thực hiện tại nhà. Hãy đến phòng khám nha khoa Nhân Tâm, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng nhiễm trùng và xử lý bằng nhiều phương án khác nhau.

Bị nhiễm trùng sau khi nhổ nên chữa ở đâu

Bác sĩ có thể tháo chỉ khâu và loại bỏ ổ viêm nhiễm nằm bên trong lỗ nhổ răng. Sau đó đặt vào một viên thuốc kháng sinh để ngăn ngừa vi trùng xâm nhập trước khi cục máu đông được hình thành. Cách đơn giản nhất là bạn sẽ được kê một vài đơn thuốc kháng sinh về nhà uống. Sau đó tình trạng nhiễm khuẩn sẽ được cải thiện từ từ.

Nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, đừng chần chừ mà hãy đến ngay nha khoa Nhân Tâm để thăm khám kịp thời. Chúng tôi sẽ tư vấn và chữa trị ngay cho các bạn!