TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nhổ răng sữa chưa lung lay có gây ảnh hưởng gì không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3.482
Thay răng sữa là một quy luật tự nhiên và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đến một giai đoạn nhất định, răng sữa sẽ lung lay, rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên có một số trường hợp thay răng sữa chậm hơn so với bình thường. Vậy nhổ răng sữa chưa lung lay có gây ảnh hưởng gì không?

Thay răng sữa đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Quá trình này diễn ra ở từng thời điểm nhất định dựa theo độ tuổi của trẻ. Nếu vì một lý do nào đó mà răng sữa bị mất sớm hơn so với thời gian quy định thì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

Có thể hiểu rằng, răng sữa đóng vai trò như một vật giữ chỗ tạm thời giúp sắp xếp và định hình để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

Các thời điểm diễn ra giai đoạn thay răng sữa ở trẻ

Quá trình thay răng sữa ở trẻ đã được quy định theo khoảng thời gian nhất định. Răng sữa sẽ bắt đầu xuất hiện khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi với thứ tự mọc răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên trước rồi mới lần lượt đến những chiếc răng bên cạnh sau.

Quá trình thay răng sữa sẽ diễn ra theo quy luật tự nhiên, lần lượt theo từng chiếc một.

Khi đến tuổi thay răng, mầm răng vĩnh viễn ở phía dưới sẽ kích thích răng sữa lung lay và rụng đi, nhường chỗ để răng vĩnh viễn mọc lên. Hầu hết trẻ em thường sẽ thay răng đúng thời gian nhưng cũng có một số trường hợp trẻ thay răng muộn hơn so với bình thường. Cha mẹ nên lưu ý một số thời điểm thay răng sữa ở trẻ như sau:

  • Từ 5 – 7 tuổi: thay răng cửa giữa
  • Từ 7 – 8 tuổi: thay răng cửa bên
  • Từ 9 – 10 tuổi: thay răng hàm sữa thứ 1
  • Từ 10 – Các thời điểm diễn ra giai đoạn thay răng sữa ở trẻ tuổi: thay răng nanh sữa
  • Từ Các thời điểm diễn ra giai đoạn thay răng sữa ở trẻ – Nhổ răng sữa chưa lung lay có gây ảnh hưởng gì không? tuổi: thay răng hàm sữa thứ 2

Phụ huynh nên lưu ý các giai đoạn thay răng của trẻ

Nhổ răng sữa chưa lung lay có gây ảnh hưởng gì không?

Như đã nói ở trên, thay răng sữa là một quy luật tự nhiên, khi đến thời điểm thích hợp răng sữa sẽ tự rụng để răng vĩnh viễn mọc lên thế chỗ. Đa số trẻ nhỏ sẽ thay răng sữa đúng thời điểm.

Tuy nhiên có không ít trường hợp, quá trình thay răng sữa của trẻ chậm hơn so với dự định khiến răng vĩnh viễn không có chỗ để mọc lên.

Lúc này, việc nhổ răng sữa chưa lung lay chính là biện pháp cần thiết để đảm bảo cho răng vĩnh viễn có thể mọc đúng chỗ, không bị sai lệch hoặc ảnh hưởng đến việc hoàn thiện của cấu trúc khuôn hàm sau này.

Có nên tự nhổ răng tại nhà không?

Thông thường việc nhổ răng sữa có thể thực hiện đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể áp dụng với trẻ có răng sữa đã lung lay. Còn với trường hợp răng sữa chưa lung lay, việc nhổ răng không đúng kỹ thuật có thể gây tổn hại đến trẻ.

Trong đó, viêm nha chu chính là biến chứng thường gặp nhất khiến chân răng bị nhiễm trùng, thậm chí có thể dẫn đến áp xe răng. Hơn nữa, động tác nhổ răng thô bạo sẽ khiến trẻ hoảng sợ, đau nhức, khó cầm máu, gây ám ảnh tâm lý nặng nề cho lần nhổ răng tiếp theo.

Việc nhổ răng sữa không đúng kỹ thuật sẽ gây tổn hại đến trẻ

Ngoài ra, một số trẻ mắc các bệnh lý mãn tính như tim bẩm sinh, hệ miễn dịch suy giảm, tiểu đường,… thì phụ huynh tuyệt đối không tự ý nhổ răng sữa tại nhà. Bởi nếu thực hiện nhổ răng sai cách sẽ gây ra nhiễm trùng máu, suy đa tạng, sốc nhiễm trùng hoặc đe dọa tới tính mạng.

Do đó, phụ huynh nếu có con mắc một trong số bệnh lý trên thì chỉ được nhổ răng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất đối với trường hợp răng sữa chưa lung lay, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để thực hiện thủ thuật.

Khi đến phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình hình răng miệng tổng quát cho trẻ để quyết định phương pháp xử lý phù hợp. Hơn nữa, tại cơ sở nha khoa được trang bị đầy đủ dụng cụ y tế khử khuẩn, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu,… đảm bảo quá trình nhổ răng cho trẻ được diễn ra thuận lợi, an toàn và nhanh chóng.

Hướng dẫn đánh răng cho trẻ đang trong giai đoạn thay răng sữa

Cha mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm

Đánh răng thường xuyên chính là thói quen tốt đem lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Tuy nhiên nếu chải răng sai cách sẽ làm phản tác dụng, gây tổn thương cho nướu. Ngoài việc duy trì đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách chải răng sao cho đúng, không dùng lực quá mạnh.

Lựa chọn bàn chải lông mềm, có kích thước phù hợp với độ tuổi của bé, kết hợp súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng dành cho trẻ hoặc nước muối pha loãng giúp phòng tránh mắc bệnh lý nha khoa hiệu quả.

Phụ huynh nên xây dựng thói quen súc miệng bằng nước ấm sau khi ăn cho trẻ để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về răng sữa cũng như thời điểm nhổ răng sữa và cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng đắn nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn cụ thể nhé!