Trên cung hàm, răng hàm số 7 là răng cối lớn thứ 2, cùng với răng số 6 đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Nếu nhổ răng số 7 sẽ dẫn đến mất răng, ảnh hưởng rất lớn đến việc nhai cắn thức ăn.
Về lâu dài, vị trí răng số 7 bị mất sẽ gây tụt nướu, tiêu xương, xô lệch các răng khác và làm biến dạng khuôn mặt.
Chính vì răng số 7 đóng vai trò rất quan trọng đối với chúng ta nên việc quyết định nhổ răng số 7 cần phải có được sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ có chuyên môn cao.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp hỗ trợ chữa trị các vấn đề về răng từ mức độ nhẹ đến nặng nên bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu để áp dụng.
Có nên nhổ răng số 7 hay không?
Răng số 7 đóng một vai trò quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày. Cấu tạo của răng số 7 gồm thân răng với bề mặt nhai lớn, hỗ trợ cho việc nhai cắn, nghiền nát thức ăn và phần chân răng thường có 2-3 chân răng rất chắc khỏe, có khả năng chịu lực tốt.
Vì vậy, trong các trường hợp khi khách hàng bị sâu răng mức độ nặng, khắc phục bằng trám răng không hiệu quả, vết sâu sẽ ăn sâu vào tủy; các trường hợp răng bị vỡ do va chạm cơ học, vị trí răng bị viêm nhiễm nặng, hư hỏng tủy, việc bảo tồn gần như bất khả thi… thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng số 7.
Nhổ bỏ răng số 7 có đau không?
Khi nhổ răng, tình trạng chảy máu và đau nhức là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ để giúp bạn không có cảm giác đau nhức trong khi nhổ răng.
Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi đau nhức tại vị trí nhổ răng. Bạn không cần phải quá lo lắng vì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau theo từng thể trạng khách hàng.
Ngoài ra, nhổ răng số 7 có đau hay không còn tùy thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và đáng tin cậy để thực hiện việc nhổ răng.
Nhổ răng số 7 không đau nếu bạn lựa chọn được cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện
Nhổ răng số 7 có gây nguy hiểm không?
Răng số 7 nằm ở vị trí nhạy cảm và gần xoang, động mạch, tĩnh mạch. Hơn nữa, đây còn là răng hàm vĩnh viễn với kích cỡ tương đối lớn, có kết cấu chắc chắn nên việc nhổ bỏ khá phức tạp và cần được thực hiện cẩn trọng.
Có một số trường hợp, răng số 7 gối lên các dây thần kinh, nếu tiểu phẫu với kỹ thuật kém sẽ gây tổn thương những dây này, có thể dẫn đến tê môi và có nguy cơ bị tê vĩnh viễn. Thực hiện nhổ răng trong điều kiện không được đảm bảo có thể gây nhiễm trùng và chảy máu kéo dài.
Một số biến chứng thường gặp khi nhổ răng số 7
Không chỉ riêng răng số 7 mà khi nhổ chiếc răng nào do nguyên nhân chủ quan hay khách quan cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chúng ta.
Đối với việc nhổ bỏ chiếc răng cối này có thể gây ra một số biến chứng sau khi nhổ như là:
- Giảm chức năng ăn nhai: Răng số 7 đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ăn nhai nên khi mất sẽ bị ảnh hưởng. Về lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do dạ dày phải co bóp mạnh và tiết dịch nhiều hơn.
Mất răng hàm lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
- Ảnh hưởng các răng kế bên: Răng số 7 mất đi sẽ để lại khoảng trống và có thể gây ra tình trạng xô lệch răng, làm lệch khớp cắn, sâu các răng bên cạnh, bám dính thức ăn gây hôi miệng, đau nhức cơ hàm…
- Khuôn mặt trông già đi: Mất răng số 7 lâu năm sẽ không tránh được tình trạng bị tiêu xương hàm. Nếu bạn đang thắc mắc nhổ răng số 7 có bị hóp má hay không thì câu trả lời sẽ là có nếu không chữa trị bằng cách trồng răng giả sớm. Má bị hóp, vùng da ở má bị chảy xệ nên trông bạn sẽ già đi so với tuổi của mình.
Xem thêm: Nhổ răng sâu có đáng sợ như bạn vẫn nghĩ?
Những lưu ý sau khi nhổ răng số 7
- Cầm máu bằng bông/gạc: Cắn chặt bông hoặc gạc liên tục trong 45-60 phút để cầm máu. Nếu máu thấm ướt đẫm miếng bông thì có thể thay miếng bông mới.
- Sử dụng thuốc giảm đau: thuốc giảm đau được kê đúng liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ giúp giảm thiểu tối đa cơn đau cho khách hàng.
- Chườm lạnh giúp giảm sưng: Chườm túi hoặc khăn lạnh lên phần má phía ngoài vị trí bị sưng trong khoảng 15-30 phút/lần, cơn đau sẽ dần biến mất
- Bảo vệ cục máu đông: Không súc miệng trước khi cục máu đông được hình thành.
- Trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn nên ăn đồ mềm và dễ tiêu hóa để xương hàm không phải làm việc nhiều.
Cách giảm đau sau khi nhổ răng số 7
Tại nha khoa Nhân Tâm - phòng khám nha khoa với đội ngũ bác sĩ răng hàm mặt giỏi TPHCM, chúng tôi đã thực hiện thành công rất nhiều ca nhổ răng số 7, nhổ răng khôn từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo an toàn và vệ sinh tối đa cho khách hàng.
Với hệ thống trang thiết bị hỗ trợ hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, việc nhổ răng hoàn toàn không gây đau nhức và an toàn cho khách hàng.