Có nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu không còn tùy thuộc vào việc đó là răng nào? Nếu đó là răng khôn – chiếc răng không đảm nhận chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ quan trọng thì bác sĩ thường chỉ bạn nhổ bỏ. Nhưng nếu chiếc răng trong cùng là răng số 7 thì cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Khi mức độ sâu răng số 7 nghiêm trọng, có nguy cơ lan rộng gây ảnh hưởng tới mô quanh răng và những răng khác, các phương án điều trị bảo tồn không khả quan thì mới nên nhổ răng.
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu – nên hay không?
Sâu răng hàm trên trong cùng nếu xảy ra với răng số 8 thì các bác sĩ hầu như sẽ khuyên bạn nhổ răng càng sớm càng tốt. Vì răng số 8 (răng khôn) gần như không đảm nhận bất cứ chức năng gì, lại thường mọc lệch và khó vệ sinh nên dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng. Nhổ bỏ chiếc răng này sẽ giúp bạn ngăn chặn biến chứng do răng sâu, viêm tủy gây nên.
Nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu trong thời gian sớm nhất nếu đó là răng khôn
Tuy nhiên, trong trường hợp răng trong cùng là răng số 7 thì việc nhổ bỏ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì đây là chiếc răng đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng trên cung hàm. Răng số 7 mất đi sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, thời gian dài còn dẫn đến biến chứng tiêu xương, tụt lợi, lão hóa sớm,… Trừ những trường hợp nặng, không thể bảo tồn thì mới được nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu để tránh lây lan sang các răng khác và gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu bằng phương pháp nào?
Đối với những người sâu răng hàm trên trong cùng mức độ nghiêm trọng, có nguy cơ lan rộng gây ảnh hưởng tới mô quanh răng và những răng khác, các phương án điều trị bảo tồn không khả quan thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu có thể thực hiện bằng cán bẩy, kìm hoặc máy siêu âm Piezotome. Trong đó, công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất được áp dụng tại các nha khoa chất lượng cao, giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn đến mô quanh răng và cảm giác đau nhức.
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu bằng kìm
Biện pháp nhổ răng bằng kìm
Nhổ răng bằng kìm là kỹ thuật đã ra đời từ lâu. Kìm nha khoa sẽ được sử dụng để làm đứt các dây chằng quanh chân răng và lấy mỏ kìm để gắp răng ra khỏi xương ổ răng. Quá trình này cần được thao tác chính xác để tránh làm tổn thương răng bên cạnh.
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu bằng bẩy
Bẩy là dụng cụ nha khoa có tác dụng mở rộng xương ổ răng, làm đứt dây chằng quanh chân răng, giúp việc lấy răng ra khỏi xương hàm dễ dàng hơn. Kỹ thuật dùng cán bẩy thường được sử dụng trong trường hợp chân răng nằm ngang phía dưới bờ xương ổ răng.
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu bằng máy siêu âm Piezotome
Công nghệ nhổ răng không đau bằng máy siêu âm Piezotome
Nhổ răng siêu âm Piezotome là công nghệ nhổ răng tân tiến được rất nhiều khách hàng ưa chuộng nhờ tính an toàn, ít xâm lấn, hạn chế chảy máu và cảm giác đau nhức. Các bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để tác động trực tiếp vào vị trí răng cần nhổ, phá bỏ các liên kết giữa răng với xương hàm một cách nhẹ nhàng. Sau đó lấy răng ra mà không gây thương tổn cho xương hay mô mềm.
Ngoài ra, công nghệ này còn thúc đẩy quá trình tái tạo mô, giúp vết thương nhanh lành hơn. Nhờ vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi nhổ, khách hàng có thể ăn nhai bình thường.
Như vậy, việc nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu cần cân nhắc dựa trên mức độ bệnh lý và răng đó là răng nào. Bạn nên loại bỏ răng sớm nếu đó là răng khôn, còn nếu răng bị sâu là răng số 7 thì nên ưu tiên các biện pháp điều trị bảo tồn. Khi phát hiện các triệu chứng sâu răng hàm trên trong cùng hoặc cảm thấy đau nhức vùng răng trong, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm theo số điện thoại 1900 56 5678 để được thăm khám và tư vấn điều trị miễn phí nhé.