TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân khiến bạn nhai bị đau răng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 516
Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng bị đau răng khi cắn hay nhai thức ăn? Nguyên nhân khiến bạn nhai bị đau răng là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này nhé!

Các Bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhân nhai bị đau răng.

Đau răng là một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn với răng của bạn. Việc thăm khám sẽ giúp Bác sĩ biết được nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị tận gốc và hồi phục sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân.

Nguyên nhân khiến bạn nhai bị đau răng và cách điều trị

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bạn nhai bị đau răng:

1. Sâu răng

Sâu răng có thể gây đau khi nhai hoặc ăn uống, đặc biệt là với những lỗ sâu lớn, vi khuẩn sẽ khuẩn tấn công vào tủy và gây kích ứng dây thần kinh bên trong răng. Những lỗ sâu răng lớn cũng có thể khiến thức ăn mắc kẹt trong đó, gây đau và áp lực ở răng.

Thông thường đau răng khi nhai do sâu răng đã lan vào tủy. Việc điều trị bao gồm chữa tủy, làm sạch mô răng bị sâu và phục hình răng bằng phương pháp bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.

Điều trị sâu răng gây đau tại Nha khoa Nhân Tâm

2. Một vết nứt hoặc gãy răng

Vết nứt hoắc mẻ, gãy nhỏ có thể không có triệu chứng đau. Tuy nhiên, nếu vết nứt, gãy sâu và làm lộ tủy hoặc dây thần kinh nhạy cảm thì sẽ gây cảm giác đau khi cắn và nhai.

Răng bị nứt có thể khó chẩn đoán vì có thể không có bất kỳ triệu chứng nào ngoài đau khi nhai. Bác sĩ sẽ cần cho bạn chụp phim X-quang và thực hiện các kỹ thuật đặc biệt để kiểm tra và chẩn đoán các vết nứt, gãy răng.

Đối với những vết nứt, gãy nhỏ đôi khi chỉ cần phục hình bằng cách hàn trám răng. Đối với các vết nứt, gãy lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn thì sẽ cần thực hiện điều trị và phục hình bằng phương pháp bọc sứ.

3. Bệnh về nướu răng

Viêm nướu hoặc nha chu có thể gây đau nướu và răng khi ăn nhai. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

Với viêm nướu thông thường, chỉ cần cạo vôi răng để loại bỏ vôi răng và vi khuẩn gây viêm. Với viêm nha chu cần điều trị bằng các kỹ thuật nha khoa kết hợp thuốc và chăm sóc răng đúng cách tại nhà để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Cạo vôi răng điều trị viêm nướu tại Nha khoa Nhân Tâm

Xem thêm: Đau răng cần làm gì? Cách giảm đau răng nhanh nhất

4. Sai lệch khớp cắn

Khớp cắn hai hàm không khớp với nhau có thể gây ra cơn đau mãn tính khi cắn hoặc nhai. Khác với cơn đau cục bộ do sâu hay gãy răng, cơn đau răng do lệch khớp cắn có thể lan khắp miệng hoặc hàm, đau lan sang thái dương hoặc đầu.

Việc điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sai lệch và nguyên nhân. Trong một số trường hợp, niềng răng - chỉnh nha có thể giải quyết được vấn đề.

5. Áp-xe răng

Đôi khi cơn đau tập trung vào một chiếc răng cụ thể là do áp-xe răng. U nang hoặc vùng sưng tấy ở đầu chân răng có thể tạo áp lực lên răng gây đau, đặc biệt là khi nhai hoặc cắn.

Bác sĩ sẽ cần thăm khám để kiểm tra tình trạng bệnh. Trong một số trường hợp, điều trị tủy có thể giải quyết cơn đau và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể sẽ cần nhổ răng.

6. Đau răng do phục hình nha khoa

Nếu như bạn đã từng trải qua điều trị nha khoa và phục hình bằng cách trám, làm sứ thì tình trạng nhai bị đau răng có thể do miếng trám hoặc mão sứ gây cộm vướng, cong vênh và không khít với răng, tạo áp lực lên răng và nướu khi ăn nhai.

Nếu đây là nguyên nhân gây đau răng, Bác sĩ có thể giải quyết bằng cách gắn mão răng hoặc trám răng sao cho vừa khít với răng, không gây cộm vượng hay khó khăn khi ăn nhai.

7. Nghiến răng

Đôi khi một hoặc nhiều răng có thể cảm thấy đau khi cắn xuống do chúng ta nghiến răng quá mức. Có một dây chằng nhỏ nối răng với xương. Nếu cắn quá mức hoặc nghiến răng theo thói quen hoặc nhai đá, dây chằng này có thể bị đau.

Nếu cơn đau của bạn xuất phát từ việc nghiến răng, bạn sẽ cần thăm khám và làm máng chống nghiến để kiểm soát tình trạng nghiến răng của mình.

Trường hợp nghiến răng Bác sĩ sẽ tư vấn Khách hàng đeo máng chống nghiến để bảo vệ răng

8. Viêm xoang

Trường hợp bạn nhai bị đau răng hàm trên mà không phải do các vấn đề về răng, thì nguyên nhân có thể xuất phát từ xoang vì răng hàm trên liên thông với hệ thống xoang hàm.

Áp lực và đau nhức trong xoang có thể khiến bạn cảm thấy đau răng. Giải quyết tình trạng tắc nghẽn, áp lực hoặc nhiễm trùng xoang sẽ giải quyết được cơn đau răng.

Tình trạng nhai bị đau răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bị đau răng, bạn nên nhanh chóng thăm khám với các bác sĩ răng hàm mặt giỏi TPHCM để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị tối ưu nhất.