Sưng nướu răng khôn là một biểu hiện vẫn thường xảy ra do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc sai vị trí. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đi gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Sưng nướu răng khôn – nguyên nhân là gì?
Răng khôn hay răng số 8 mọc lên thường dẫn đến hiện tượng sưng nướu. Hiện tượng này có thể diễn ra trong một vài ngày hoặc kéo dài lâu hơn tùy vào cơ địa từng người.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng khôn, trong đó phải kể đến các nguyên nhân sau:
Răng số 8 là răng mọc sau cùng trên khuôn hàm khi những chiếc răng khác đã mọc lên và phát triển ổn định nên chúng thường phái chen chúc, mọc lệch theo hướng khác nếu khuôn hàm nhỏ, không có đủ chỗ trống.
Kích cỡ răng lớn trong khi chỗ trống còn lại trên khuôn hàm quá nhỏ, vì vậy răng số 8 không mọc được hết lên mà bị ẩn bên dưới nướu và đội nướu lên khiến cho nướu bị sưng.
Khi bị viêm nhiễm thì nướu cũng sẽ sưng lên. Tình trạng viêm diễn ra khi thức ăn bị giắt lại và không được làm sạch triệt để. Điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm.
Nướu cũng sẽ bị kích ứng và sưng lên khi răng hàm trên cắn phải phần nướu phủ trên răng hàm dưới trong lúc ăn nhai.
Hiện tượng sưng nướu răng khôn
Nên xử trí thế nào nếu bị sưng nướu răng khôn?
Nướu bị sưng, đặc biệt là vùng tiếp xúc và bao phủ trên răng sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu vô cùng. Hiện tượng cắn phải nướu khi nó đang sưng tấy cũng góp phần khiến tình trạng ứng thêm nặng nề và khó thuyên giảm hơn. Vậy nên xử trí thế nào nếu bị sưng nướu răng khôn?
Một số biện pháp áp dụng tại nhà
Các mẹo chăm sóc sau đây sẽ giúp bạn giảm sưng nướu răng khôn ngay tại nhà:
- Tránh làm nướu bị kích ứng bằng cách đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa và mảng bám trên răng.
- Có thể súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
- Uống nhiều nước để kích thích phản ứng tạo nước bọt, nước bọt của chúng ta có tính sát khuẩn nên sẽ giúp hiện tượng viêm nhanh thuyên giảm hơn.
- Chườm đá tại khu vực má phía ngoài vị trí nướu bị sưng để giảm sưng và giảm đau.
- Bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng nước ép qua quả như nước chanh, nước dứa, nước cam,…
- Sử dụng đồ ăn chế biến dạng lỏng như súp, cháo, thức ăn xay nhuyễn để tình trạng sưng viêm không tiến triển nặng.
Đi khám tại trung tâm nha khoa uy tín
Nếu nướu của bạn bị sưng tấy lâu ngày và xuất hiện các biểu hiện bất thường ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai sau đây thì bạn nên đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt:
- Thiếu linh hoạt trong cử động há và ngậm miệng, khít hàm.
- Đau khi ăn uống hoặc va chạm nhẹ.
- Miệng có mùi hôi khó chịu.
Đi khám tại trung tâm nha khoa uy tín nếu tình trạng sưng nướu răng khôn kéo dài
Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng của từng người mà bác sỹ có thể chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau như:
- Vệ sinh khoang miệng, loại bỏ mảng bám và thức ăn còn giắt lại xung quanh răng.
- Sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau để làm giảm các triệu chứng.
- Tiến hành nhổ bỏ răng số 8 nếu cần thiết.
Tỉ lệ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch và gây biến chứng nguy hiểm là khá cao, trung bình cứ 100 người trưởng thành thì sẽ có khoảng 70 người gặp vấn đề với ít nhất 1 chiếc răng khôn. Hiện tượng răng mọc bất thường xảy ra do khuôn hàm không còn đủ chỗ, bị cản trở hoặc mọc sai vị trí. Chúng có thể kéo theo các bệnh lý về răng miệng với triệu chứng sưng nướu và đau nhức, làm hư hại răng bên cạnh và phần xương hàm có liên quan. Do vậy, bạn nên đặt lịch thăm khám với bác sỹ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để tránh hậu quả về sau.
Hy vọng bài viết trên đây của Nha khoa Nhân Tâm đã giúp bạn có thêm kiến thức và biết cách xử trí khi bị sưng nướu răng khôn. Nếu bạn gặp phải vấn đề về răng miệng và cần được hỗ trợ bởi các bác sỹ Răng Hàm Mặt giỏi TPHCM thì hãy tới trực tiếp Nha khoa Nhân Tâm hoặc liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.