Mọc răng khôn hàm dưới thường đi kèm với các biểu hiện đau nhức, sưng tấy nướu, khó há miệng, sốt cao,… Nếu chiếc răng này mọc bất thường, bị sâu, có nguy cơ gây hại đến các răng bên cạnh và sức khỏe răng miệng nói chung thì tốt nhất bạn nên nhổ bỏ.
Tình trạng răng khôn mọc bất thường như mọc ngầm, mọc ngang, mọc kẹt dưới nướu,… rất khó nhận định chính xác bằng mắt thường. Vậy nên khi nhận thấy các dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên tới trung tâm nha khoa gần đây để thăm khám, chẩn đoán và nhận tư vấn cụ thể từ bác sĩ.
Biểu hiện mọc răng khôn hàm dưới
Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25, cũng là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm. Răng khôn còn được gọi là răng số 8, nằm ở trí góc hàm trong cùng, tính từ răng cửa trung tâm thì chúng có số thứ tự là 8. Khi mọc răng khôn hàm dưới, các triệu chứng thường xuất hiện bao gồm:
- Đau nhức hàm dưới: Khi bắt đầu mọc răng khôn hàm dưới, cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện. Cơn đau có thể kéo dài và liên tục xuất hiện cho đến khi răng nhô lên hoàn toàn khỏi nướu.
- Sưng đỏ nướu: Do răng khôn mọc ở góc trong cùng khi các răng khác đã mọc ổn định nên thường không có đủ khoảng trống, răng không nhô lên được làm cho vùng nướu quanh đó bị ảnh hưởng, sưng và tấy đỏ. Khi chải răng, nướu dễ bị tổn thương và chảy máu.
- Khó há miệng, có thể sốt cao: Cơn đau hàm dưới và sưng tấy nướu khiến bạn há miệng khó khăn, ảnh hưởng đến giao tiếp. Một số trường hợp còn bị sốt khi răng mọc.
Đau nhức tại khu vực góc hàm trong cùng là một dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn hàm dưới
Khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới?
Nhổ răng khôn là chỉ định thường gặp trong nha khoa. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp mọc răng khôn hàm dưới đều phải nhổ bỏ. Chỉ định này sẽ được đưa ra khi:
Răng khôn mọc sai vị trí gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Răng khôn mọc không đúng vị trí như mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngang,… chiếm tới hơn 60% trường hợp nhổ răng khôn. Tình trạng răng mọc không đúng vị trí có thể tác động tới dây thần kinh, gây nhiễm trùng và viêm nhiễm rễ thần kinh.
Răng khôn mọc ngầm, mọc ngang, mọc kẹt dưới nướu,… rất khó phát hiện bằng mắt thường nên khi nhận thấy các triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới, bạn hãy nhanh chóng đi khám tại trung tâm nha khoa gần đây để có biện pháp xử lý kịp thời nhé.
Răng khôn bị sâu
Nên nhổ răng khôn khi chúng bị sâu
Sâu răng khôn là bệnh lý có tỉ lệ mắc ở mức cao. Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm răng nên rất khó để quan sát và vệ sinh kỹ như những chiếc răng khác. Thức ăn cũng rất dễ mắc lại ở răng khôn, thời gian dài sẽ dẫn đến tích tụ vi khuẩn và làm răng bị sâu.
Sâu răng khôn thường khiến răng bên cạnh bị ảnh hưởng theo, đặc biệt là răng số 7. Vậy nên khi răng khôn bị sâu, tốt nhất bạn nên loại bỏ nó để tránh viêm nhiễm lan rộng, làm tăng nguy cơ hỏng răng số 7.
Răng khôn mọc kẹt gây viêm nướu
Răng khôn chưa mọc lên hết và bị mắc kẹt dưới nướu sẽ làm cho vùng nướu này bị đau nhức. Sau mỗi bữa ăn thường có cặn thức ăn bám vào hình thành ổ viêm khiến khổ chủ thường xuyên bị đau nhức. Nếu không phát hiện sớm, ổ viêm có thể lan tới chân răng, tủy răng và khiến xương hàm bị hoại tử.
Ngoài 3 trường hợp nêu trên, răng khôn cũng có thể được chỉ định nhổ bỏ nếu gặp phải các bất thường khác như dị dạng, kích cỡ răng quá lớn, quá nhỏ,… Vậy nên, để biết rõ tình trạng răng khôn của mình cũng như biện pháp điều trị phù hợp, bạn nên đến trung tâm nha khoa gần đây để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cụ thể.
Thăm khám tại nha khoa để biết hướng điều trị phù hợp
Qua các thông tin nêu trên, chắc hẳn bạn đã nắm được các dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn hàm dưới cũng như các trường hợp nên nhổ răng khôn rồi đúng không. Nếu còn điều gì khúc mắc về vấn đề này, bạn có thể liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng của Nha khoa Nhân Tâm hoặc tới trực tiếp phòng khám để các bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.