TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Làm thế nào khi răng trẻ em không mọc như bình thường?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 400
Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng đều trông ngóng chiếc răng đầu tiên của trẻ. Thế nhưng có nhiều trường hợp răng trẻ em không mọc theo đúng thời gian như bình thường. Điều này khiến ba mẹ lo lắng. Vậy tình trạng này là như thế nào? Có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Răng trẻ em không mọc như bình thường khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Thông thường, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi. Nhưng cũng có những trẻ mọc sớm hơn và cũng có những trẻ mọc chậm hơn thời gian này.

Nếu sau 12 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng nào, ba mẹ tốt nhất nên đưa trẻ tới nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám cụ thể và có cách xử lý phù hợp.

Trẻ mọc răng bình thường là như thế nào?

Răng sữa là bộ răng đầu tiên của mỗi người, trước khi được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Thông thường, kho trẻ từ 6 tháng, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu mọc. Thời gian mọc dự kiến của các răng sẽ có sự khác nhau.

Các mốc thời gian điển hình cho răng sữa hàm trên mọc theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đó là:

  • Răng cửa trung tâm: 8 – 12 tháng
  • Răng cửa bên: 9 – 13 tháng
  • Răng nanh: 16 – 22 tháng
  • Răng hàm đầu tiên: 13 – 19 tháng
  • Răng hàm thứ hai: 25 – 33 tháng

Hàm răng sữa của trẻ

Các mốc thời gian điển hình cho răng sữa hàm dưới bao gồm:

  • Răng cửa trung tâm: 6 – 10 tháng
  • Răng cửa bên: 10 – 16 tháng
  • Răng nanh: 17 – 23 tháng
  • Răng hàm đầu tiên: 14 – 18 tháng
  • Răng hàm thứ hai: 23 – 31 tháng

Tùy vào mỗi trẻ mà quá trình mọc răng sẽ có thể khác nhau. Có nhiều trẻ mọc răng chậm hơn so với thời gian dự kiến.

Nguyên nhân khiến răng trẻ lâu mọc

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng trẻ em không mọc như bình thường. Trẻ em chậm mọc răng có thể do những nguyên nhân sau đây.

Nguyên nhân khách quan

  • Do di truyền từ ba, mẹ hay người thân trong gia đình.
  • Trẻ sinh non, cơ thể chưa được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bé phát triển tốt nhất, khiến răng trẻ mọc chậm hơn so với các bé sinh đủ tháng.
  • Trẻ mắc phải các bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu, nhiễm khuẩn khoang miệng,… khiến quá trình mọc răng bị ảnh hưởng.

Trẻ sinh non có thể mọc răng chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng

Nguyên nhân chủ quan

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khiến răng mọc chậm.
  • Trẻ bị thiếu canxi, vitamin K2,… làm trẻ chậm mọc răng.
  • Răng trẻ em không mọc hoặc mọc muộn do rối loạn phát triển, chẳng hạn như chứng loạn sản ngoại bì, loạn dưỡng trong sọ, Odontodysplasia.
  • Trẻ mắc phải hội chứng gây chậm mọc răng như Down, Apert, Ellis-van Creveld,…

Hội chứng Down có thể khiến bé chậm mọc răng

Xem thêm: Hình ảnh sâu răng trẻ em theo từng trường hợp cụ thể

Cách xử lý khi răng trẻ em không mọc như dự kiến

Khi răng trẻ em không mọc theo thời gian dự kiến, việc đầu tiên, ba mẹ cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • Trong thời gian cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn uống đa dạng để giúp bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin D, vitamin K2, canxi,… Có thể bổ sung thêm cho bé sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Chú ý không nên cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng lớn phốt pho.

Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bé

  • Ba mẹ có thể tắm nắng cho bé vào lúc sáng sớm khoảng 10 – 15 phút (trước 9 giờ sáng) để hấp thụ vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên không nên tắm nắng quá lâu hoặc quá muộn.
  • Tập cho bé thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ.
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.

Tắm nắng giúp bé hấp thụ vitamin D

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa

Mỗi bé có tốc độ mọc răng khác nhau, có thể sớm hơn hoặc chậm hơn so với thời gian bình thường, Tuy nhiên, khi nhận thấy răng trẻ em không mọc hoặc mọc quá chậm so với bình thường, ba mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó, ba mẹ nên đưa trẻ đến các nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám.

Bác sĩ sẽ khám tổng quát răng miệng của bé, chụp X-quang nếu cần thiết để xác định vị trí và tình trạng của răng. Dựa trên những kết quả thu được, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân khiến bé mọc chậm và đưa ra phương pháp điều trị cho bé. Nếu răng trẻ em không mọc do những nguyên nhân khác về nha khoa, bác sĩ sẽ giới thiệu cho ba mẹ đến những cơ sở Y tế phù hợp để thăm khám.

Đưa trẻ đến thăm khám nha khoa khi chậm mọc răng

Để được tư vấn chi tiết hơn hoặc cần đặt lịch thăm khám tại Nha khoa Nhân Tâm, ba mẹ có thể liên hệ ngay đến Hotline 1900 56 5678 để được hỗ trợ nhanh chóng.