TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Khi nào cần lấy tủy răng trẻ em?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.592
Do sở thích ăn bánh kẹo và thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt nên trẻ em dễ gặp các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng lan vào tủy răng gây nhiễm trùng tủy, khiến trẻ bị đau nhức khó chịu. Ba mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về việc lấy tủy răng trẻ em nhé!

Lấy tủy răng trẻ em được chỉ định khi Bác sĩ thăm khám và nhận thấy tình trạng tổn thương tủy răng ở trẻ. Điều trị tủy răng đúng kỹ thuật, đúng thời điểm sẽ giúp trẻ bảo vệ sức khỏe răng miệng, tạo tiền đề cho trẻ có hàm răng khỏe đẹp trong tương lai.

Lấy tủy răng trẻ em có sao không?

Viêm tủy răng là tình trạng bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng bao gồm các chấn thương khiến răng bị va đập, gây nứt, mẻ, vỡ răng hoặc sâu răng không được điều trị khiến vi khuẩn tấn công vào tủy răng và làm nhiễm trùng tủy răng.

Khi trẻ bị viêm tủy răng sẽ xuất hiện những triệu chứng đau nhức, cứng hàm, khó ăn nhai, hành sốt… khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập của trẻ. Do đó, việc lấy tủy răng trẻ em khi trẻ bị viêm tủy là vô cùng cần thiết nhằm giúp trẻ thoát khỏi cơn đau và phục hồi chức năng ăn nhai cũng như giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Trẻ bị sâu răng tổn thương tủy răng

Bên cạnh đó, nếu trẻ bị viêm tủy răng mà không điều trị thì vi khuẩn sẽ tấn công các răng còn lại trên cung hàm gây tổn thương diện rộng, làm lung lay răng và gây mất răng ở trẻ. Nếu mất răng sữa sớm, thì răng vĩnh viễn sẽ có nguy cơ chậm mọc hoặc mọc lệch, mọc chen chúc. Nếu trẻ bị mất răng vĩnh viễn thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai và sức khỏe, tâm lý của trẻ.

Như vậy việc lấy tủy răng trẻ em nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì sẽ mang đến nhiều lợi ích cho trẻ, giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe và nụ cười đẹp trong tương lai.

Trẻ cần được chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để có hàm răng chắc khỏe

Khi nào nên lấy tủy răng trẻ em?

Nhiều bậc phụ huynh sẽ thắc mắc làm sao để biết khi nào cần lấy tủy răng trẻ em. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo có thể trẻ đã bị tổn thương tủy răng, ba mẹ cần cho trẻ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt:

  • Răng trẻ bị đau nhức ngay cả khi không có các yếu tố tác động.
  • Trẻ bị đau răng dữ dội, đau theo từng cơn.
  • Đau răng kèm theo sốt, sưng mặt, co cứng hàm, không thể há miệng, không thể ăn nhai hay nói chuyện.
  • Răng bị ê buốt kéo dài, thường xuyên chảy máu chân răng.
  • Nướu răng bị sưng, phần nướu chân răng xuất hiện các ổ mủ.
  • Răng bị chấn thương chảy máu răng, mẻ, vỡ răng.
  • Ngay khi ba mẹ phát hiện trẻ bị sâu răng.

Lấy tủy răng là kỹ thuật cần thiết khi trẻ bị viêm tủy răng

Quy trình lấy tủy răng trẻ em

Lấy tủy răng trẻ em cần được đảm bảo đúng kỹ thuật, được thực hiện bởi Bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm, có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại trong thăm khám và điều trị, đảm bảo yếu tố vô trùng nhằm giúp trẻ lấy tủy nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Quy trình lấy tủy răng cho trẻ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của trẻ, tư vấn cho phụ huynh về quá trình điều trị viêm tủy để phụ huynh nắm rõ.
  • Bước 2: Cho trẻ vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn và tiến hành gây tê cục bộ cho trẻ, giúp trẻ không cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt thời gian thực hiện.
  • Bước 3: Đặt đế cao su để bảo vệ trẻ không bị các hóa chất được sử dụng khi lấy tủy răng rơi vào đường tiêu hóa, đồng thời giúp quá trình lấy tủy diễn ra thuận lợi.
  • Bước 4: Tiến hành lấy tủy răng cho trẻ. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng đưa vào ống tủy và hút sạch phần tủy răng bị viêm nhiễm, sau đó rửa và làm sạch ống tủy.
  • Bước 5: Tiến hành trám bít ống tủy bằng vật liệu trám chuyên dụng. Khách hàng có thể lựa chọn bọc răng sứ để bảo vệ răng thật, bởi răng sau khi lấy tủy thường rất giòn và dễ vỡ.
  • Bước 6: Kết thúc điều trị, Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy cũng như cách vệ sinh răng miệng đúng, giúp trẻ phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng.

Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần tủy răng bị tổn thương

Như vậy, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về quá trình lấy tủy răng trẻ em rồi đúng không nào. Để giúp trẻ có hàm răng khỏe, đẹp, phụ huynh nên tìm một phòng khám nha khoa gần đây và cho trẻ thăm khám răng miệng 6 tháng/ lần. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp Bác sĩ theo dõi tốt tình trạng sức khỏe răng miệng và kịp thời xử lý nếu có những vấn đề bất thường xảy ra.