TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hình ảnh đau răng theo nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 905
Nha khoa Nhân Tâm cung cấp cho bạn những hình ảnh đau răng theo từng nguyên nhân, và đưa ra cách điều trị phù hợp tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.

Đau răng là một loại bệnh lý răng miệng thường gặp và hầu như ai cũng trải qua ít nhất một lần trong đời.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng, Nhân Tâm sẽ cung cấp hình ảnh đau răng theo từng nguyên nhân, đồng thời mô tả dấu hiệu của bệnh lý để giúp Khách hàng nắm được thông tin, kịp thời thăm khám và điều trị nếu không may gặp phải.

Hình ảnh đau răng theo từng nguyên nhân

Dưới đây là những hình ảnh đau răng dựa theo nguyên nhân gây đau răng, mời bạn cùng xem nhé:

1. Do sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đau răng ở cả trẻ em và người lớn.

Sâu răng là quá trình vi khuẩn phân hủy thức ăn thừa bám trên răng, tạo ra axit bào mòn và phá hủy cấu trúc răng, tạo nên những lỗ hổng trên bề mặt răng.

Vi khuẩn tấn công răng gây sâu răng

Dấu hiệu nhận biết sâu răng đó là sự ăn mòn bề mặt răng, xuất hiện các lỗ sâu có màu nâu, xám hoặc đen. Khi sâu răng lan vào ngà răng và tủy răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức răng từ nhẹ đến nặng.

Sâu răng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tủy răng, mất răng, áp-xe răng, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu,…

2. Do viêm tủy răng

Tủy răng là nơi chứa các mạch máu và dây thần kinh, có nhiệm vụ nuôi dưỡng răng và dẫn truyền cảm giác. Do đó, nếu vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng thông qua lỗ sâu răng, các vết nứt, gãy răng… thì chúng sẽ gây viêm nhiễm tủy răng, gây ra các cơn đau nhức.

Khi răng bị viêm tủy, bệnh nhân sẽ cảm thấy các cơn đau răng ngày một tăng, mức độ lớn dần, đau ngay cả khi không có tác nhân kích thích.

Nếu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể khó há miệng để ăn nhai hay giao tiếp, sưng hàm, sưng vùng má khu vực răng đau, hành sốt, nổi hạch… Bạn có thể xem hình ảnh đau răng do viêm tủy răng bên dưới:

Hình ảnh đau răng do viêm tủy răng

Xem thêm: Đau răng cần làm gì? Cách giảm đau răng nhanh nhất

3. Do áp-xe răng

Nếu bạn cảm thấy đau răng nhức nhói, xung quanh răng đau mưng mủ thì có khả năng bạn đã bị áp-xe răng. Bên cạnh đó, bệnh nhân không thể ăn nhai do đau nhức, miệng có mùi hôi khó chịu.

Tình trạng áp-xe là biến chứng do răng bị nhiễm trùng mà không được điều trị kịp thời. Sâu răng, chấn thương răng là những nguyên nhân dẫn đến áp-xe răng phổ biến nhất.

4. Đau răng do răng khôn

Vào độ tuổi 17-25 là điểm răng khôn mọc. Trong hoặc sau giai đoạn này, tình trạng đau răng có thể liên quan đến răng khôn.

Đau răng do mọc răng khôn

Răng khôn là răng cuối cùng trong cung hàm, rất khó vệ sinh nên dễ bị sâu. Bên cạnh đó, răng khôn mọc khi cung hàm đã không còn đủ khoảng trống, dẫn đến mọc lệch, mọc ngang, mọc ngầm, mọc kẹt dưới nướu nên thường xuyên gây viêm quanh răng.

Viêm nhiễm do răng khôn gây nên các cơn đau nhức âm ỉ kéo dài, và thường xuyên lặp lại. Kèm theo nhiều triệu chứng khác như sưng hàm, co cứng hàm, khó há miệng, sốt, nổi hạch, đau răng lan lên đầu và lan sang tai…

Cách điều trị đau răng

Sau khi xem những hình ảnh đau răng và tìm hiểu các nguyên nhân gây đau răng, tiếp theo chúng ta sẽ cùng xem có những cách điều trị đau răng nào nhé.

Đau nhức răng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau với các triệu chứng khác nhau. Do đó, cách điều trị cũng khác nhau tùy theo nguyên nhân gây nên.

Bệnh nhân cần được thăm khám kỹ lưỡng tại địa chỉ nha khoa tốt để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó mới có phác đồ điều trị hiệu quả.

Nếu đau răng do sâu răng, Bác sĩ sẽ nạo sạch mô răng bị sâu, chữa tủy nếu sâu đã lan vào tủy. Sau đó Bác sĩ sẽ phục hình răng sâu bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ. Trường hợp răng bị sâu nặng không thể bảo tồn thì cần nhổ răng sâu và phục hình răng với kỹ thuật trồng răng Implant.

Đối với nguyên nhân đau răng do viêm tủy răng, Bác sĩ sẽ thăm khám và lấy đi phần tủy bị viêm nhiễm, trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng. Răng sau khi điều trị tủy rất giòn và dễ gãy, vỡ nên cách phục hình tốt nhất là bọc răng sứ để tránh cho vi khuẩn xâm nhập tiếp tục gây hại tủy răng.

Chữa tủy răng bị viêm

Nếu răng bị áp-xe, cần loại bỏ ổ áp-xe bằng cách rạch và dẫn lưu mủ, kết hợp sử dụng thuốc để giảm đau, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Nếu đau do răng khôn, Bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân chụp CT Cone Beam 3D để kiểm tra tình trạng mọc răng khôn. Răng khôn sẽ được nhổ bỏ trong trường hợp bị sâu, không có răng khôn đối diện, răng khôn mọc ngầm, mọc ngang, mọc kẹt.

Hi vọng sau khi xem những hình ảnh đau răng mà chúng tôi cung cấp, các bạn có thể hiểu hơn về vấn đề răng miệng đang gặp phải. Nếu có dấu hiệu đau răng, bạn cần thăm khám và điều trị nhanh chóng, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.