TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hình ảnh bé sắp mọc răng hàm giúp ba mẹ dễ nhận biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 416
Thông thường, trẻ sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên vào khoảng 13 tháng tuổi. Quá trình mọc răng hàm có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, biếng ăn,... Do đó, ba mẹ có thể nhận biết qua hình ảnh bé sắp mọc răng hàm để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và vượt qua giai đoạn này nhanh chóng.

Mọc răng là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng 6 tháng tuổi, và răng hàm sẽ xuất hiện vào khoảng 13 tháng tuổi, đôi khi răng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn, tùy vào mỗi trẻ. Từ hình ảnh bé sắp mọc răng hàm sẽ giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi mọc răng.

Dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ mọc răng hàm

Khi trẻ mọc răng hàm sẽ có một số biểu hiện dễ nhận biết như:

Chảy nhiều nước dãi

Đây là dấu hiệu bình thường khi bé chuẩn bị mọc răng nên ba mẹ không cần phải quá lo lắng. Nguyên nhân là bởi quá trình mọc răng hàm sẽ gây kích thích dây thần kinh số 5. Trong khi khoang miệng của trẻ còn nông và chức năng nuốt nước bọt chưa được hoàn thiện. Vì thế trẻ sẽ bị chảy nước dãi liên tục.

Dấu hiệu khi trẻ mọc răng đó là chảy nhiều nước dãi

Sưng nướu

Dấu hiệu điển hình khi trẻ mọc răng hàm đó chính là sưng nướu. Mầm răng khi nhú lên sẽ khiến nướu của trẻ bị sưng đỏ, đau nhức. Đây cũng chính là lý do mà trẻ hay quấy khóc, hay cho tay vào trong miệng.

Thích nhai, cắn đồ vật

Khi trẻ mọc răng hàm hay bất kỳ chiếc răng nào khác, việc nhai cắn đồ vật là không thể tránh khỏi. Khi răng nhú lên sẽ khiến nướu bị ngứa ngáy, để giảm bớt cảm giác này, trẻ có xu hướng thích gặm, cắn mọi thứ xung quanh, kể cả tay chân của mình.

Răng hàm mọc lên khiến trẻ ngứa ngáy và muốn gặm, cắn mọi thứ

Nổi mẩn ở cằm và quanh miệng

Khi nước dãi chảy quá nhiều, vùng da ở cằm và quanh miệng của trẻ sẽ bị nổi mẩn đỏ. Lúc này ba mẹ nên chú ý để vệ sinh thường xuyên cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Sốt nhẹ

Trẻ có thể bị sốt nhẹ khoảng 38 - 38.5 độ C khi mọc răng hàm. Thời gian sốt có thể kéo dài từ 2 - 3 ngày, và sau đó khoảng 5 - 7 ngày, răng của trẻ sẽ bắt đầu nhú lên khỏi nướu.

Trẻ mọc răng hàm có thể bị sốt nhẹ

Trẻ quấy khóc, biếng ăn

Quá trình mọc răng hàm gây đau nhức, kèm theo sốt, nên trẻ rất dễ cáu gắt, quấy khóc, bỏ ăn bỏ uống. Lúc này ba mẹ nên kiên nhẫn với trẻ, đồng thời cho trẻ những món ăn nhẹ nhàng, mềm, lỏng để hạn chế nhai.

Các dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu được liệt kê ở trên, trẻ sắp mọc răng hàm còn xuất hiện các biểu hiện như: khó ngủ, hay giật mình, kéo tai, xoa má, hôi miệng, tiêu chảy,...

Trẻ bị sưng nướu bao lâu thì mọc răng hàm?

Trẻ sắp mọc răng hàm sẽ dễ dàng nhận biết với các triệu chứng như chảy nước dãi, sưng nướu, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, gặm và cắn liên tục,... Các triệu chứng này quá trình sinh lý bình thường của cơ thể, xuất hiện trước khi răng sữa nhú lên từ 3 - 5 ngày, tùy vào cơ địa của mỗi trẻ.

Sưng nướu răng là dấu hiệu bình thường khi trẻ mọc răng

Với những trẻ mọc răng hàm lần đầu tiên thì triệu chứng sưng nướu răng thường sẽ nặng hơn. Bên cạnh đó, nướu sẽ nứt ra để tạo khoảng trống cho răng nhú lên khỏi xương hàm. Điều này sẽ khiến trẻ đau nhức, quấy khóc nhiều hơn, bỏ ăn và dẫn đến sụt cân.

Lúc này, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để tránh tình trạng viêm nhiễm, khiến cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn. Trong trường hợp bé bị sốt cao, ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Có nên sử dụng xịt chống sâu răng cho bé hay không?

Hình ảnh bé sắp mọc răng hàm

Để nhận biết chính xác hơn khi nào trẻ mọc răng hàm, ba mẹ có thể tham khảo một số hình ảnh bé sắp mọc răng hàm dưới đây.

Vùng nướu răng tại vị trí răng chuẩn bị mọc bị sưng lên

Răng hàm của trẻ nhú lên một ít, nướu sưng đỏ khiến trẻ hay quấy khóc

Nướu răng xuất hiện đốm trắng là dấu hiệu cho thấy răng bắt đầu nhú

Răng hàm của trẻ đã mọc lên một cái, răng còn lại chuẩn bị mọc và nướu răng tại vị trí đó đang sưng

Nướu răng sưng và xuất hiện các đốm trắng

Trẻ chuẩn bị mọc răng sẽ bị sưng nướu răng

Trẻ mọc răng hàm bị đau phải làm sao?

Khi nhận thấy trẻ mọc răng thông qua hình ảnh bé sắp mọc răng, ba mẹ có thể áp dụng ngay một số cách sau đây để giúp quá trình mọc răng của trẻ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Quá trình mọc răng sẽ khiến nướu răng bị nứt ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Do đó, ba mẹ nên vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ bằng cách dùng một miếng gạc thấm vào nước muối sinh lý để lau nhẹ vùng nướu răng, kết hợp massage nhẹ nhàng để giúp giảm cảm giác đau nhức khó chịu.

Dùng gạc thấm nước muối sinh lý và vệ sinh răng cho trẻ

Chọn những loại thức ăn phù hợp

Bé sẽ trở nên biếng ăn hơn trong giai đoạn mọc răng. Do đó, ba mẹ nên lưu ý:

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng để hạn chế tác động lên vùng nướu răng bị sưng đau.
  • Cho bé gặm trái cây, rau củ để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy ở vùng nướu răng đang mọc răng hàm.
  • Bổ sung các loại sữa, sữa chua, trái cây để tăng cường sức đề kháng của trẻ, giúp quá trình mọc răng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Chia nhỏ bữa ăn

Trẻ ở giai đoạn này đang cảm thấy không muốn ăn uống. Vì thế, nếu trẻ không muốn ăn, ba mẹ không nên ép sẽ khiến trẻ sợ và có trải nghiệm không tốt với đồ ăn. Thay vì như vậy, ba mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn, đút cho trẻ ăn từ từ và nhẹ nhàng, hạn chế tác động mạnh vào nướu.

Ba mẹ không nên ép trẻ ăn trong giai đoạn mọc răng

Đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nha khoa

Nếu ba mẹ đã áp dụng các biện pháp trên nhưng tình hình vẫn không cải thiện, thậm chí còn xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.

  • Chảy nhiều nước dãi.
  • Chà tay, gãi mạnh lên vùng má và tai liên tục.
  • Trẻ hay quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, biếng ăn, khó ngủ.
  • Trẻ bị suy nhược cơ thể, sụt cân.
  • Nướu răng bị sưng đỏ, phồng rộp.

Nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám khi có dấu hiệu bất thường

Hy vọng những hình ảnh bé sắp mọc răng hàm trong bài viết trên sẽ giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết khi bé mọc răng để có thể chăm sóc và giúp làm giảm cảm giác khó chịu ở trẻ. Để được tư vấn thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm, các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể và hoàn toàn miễn phí.