Nhổ răng niềng là một chỉ định thường gặp khi chỉnh nha, giúp quá trình niềng đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là đối với những trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh nặng. việc này sẽ không gây ảnh hưởng gì nếu bạn chọn đúng nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề giỏi, chuyên môn tốt và dày dặn kinh nghiệm.
Có thực sự cần phải nhổ răng niềng không?
Rất nhiều người băn khoăn có cần nhổ răng khi niềng hay không. Đối với những trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ. Tuy nhiên, để biết rõ tình trạng răng miệng của mình, bạn cần đến thăm khám nha sĩ để có câu trả lời chính xác nhất.
Các trường hợp cần nhổ răng niềng:
- Răng hô, móm nặng: Trường hợp này phải nhổ răng để tạo khoảng trống giúp răng di chuyển về đúng vị trí
- Răng khấp khểnh, chen chúc nặng: Răng của bạn phải mọc chen chúc, chồng lẫn lên nhau vì cung hàm nhỏ. Để có một nụ cười thẩm mỹ, cần phải nhổ răng.
- Răng khôn mọc lệch: Khi răng khôn mọc lệch, nó sẽ đâm vào răng số 7, làm cả hàm bị xô lệch. Vì vậy, để đạt hiệu quả niềng cao nhất, trường hợp này bắt buộc phải nhổ răng.
Nhổ răng niềng sẽ được chỉ định nếu khách hàng có răng khôn mọc lệch
Các trường hợp không cần nhổ răng khi niềng:
- Cung hàm vừa đủ: Tức là cung hàm có đủ chỗ và khoảng trống cho răng di chuyển về đúng vị trí.
- Răng quá thưa hoặc quá nhỏ: Là trường hợp mà những chiếc răng mọc không sát nhau, tạo ra rất nhiều khoảng trống trên khung hàm. Bạn không cần phải nhổ răng vì cung hàm đã có đủ chỗ cho răng dịch chuyển khít lại nhau.
- Người niềng răng trong độ tuổi từ 12-16: Đây là thời điểm vàng để niềng răng bởi vì đây là giai đoạn răng đang phát triển, việc chỉnh nắn răng cũng dễ dàng hơn mà không cần phải nhổ.
Cần nhổ răng nào khi niềng?
Các răng có thể được chỉ định nhổ để niềng răng bao gồm:
- Răng số 4: Nếu răng bạn bị hô, móm, khấp khểnh, chen chúc thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng 4 - chiếc răng ở giữa khung hàm để tạo khoảng trống giúp răng cửa phía ngoài và răng hàm bên trong trở về đúng vị trí.
- Răng số 8: Tức là răng khôn, nếu răng này mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến những răng kế bên và thậm chí cả hàm. Vì vậy nếu răng này mọc không đúng phải nhổ để tránh tình trạng đau nhức, viêm nha chu, sâu răng…
- Răng số 5: Hầu hết việc nhổ răng đều nhằm mục đích tạo khoảng trống để răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm và răng số 5 cũng không ngoại lệ. Nhổ răng 5 không ảnh hưởng đến việc nhai và tính thẩm mỹ.
Nhổ răng niềng có ảnh hưởng đến thần kinh?
Nhổ răng niềng có ảnh hưởng đến thần kinh?
Rất nhiều người khi niềng răng lo lắng rằng nhổ răng sẽ khiến mặt bị thay đổi như hóp má. Tuy nhiên hãy yên tâm vì bác sĩ sẽ chọn răng thích hợp để nhổ để không làm thay đổi hay ảnh hưởng gương mặt của bạn.
Bên cạnh đó, việc băn khoăn nhổ răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và thần kinh không là hoàn toàn có cơ sở. Chân răng nằm gần những khu vực có những dây thần kinh quan trọng, vì vậy nếu tiểu phẫu không chính xác sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Bạn cần tìm hiểu kỹ và chọn lựa những nha khoa uy tín để gửi gắm nhé!
Sức khỏe sẽ ảnh hưởng như thế nào khi nhổ răng niềng?
Nếu đảm bảo được các yếu tố sau đây vì sức khỏe của bạn hoàn toàn bình thường khi nhổ răng:
- Bác sĩ nhổ răng phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao
- Trang thiết bị hiện đại
- Bạn phải biết cách chăm sóc răng đúng sau khi nhổ.
- Ăn uống hợp lý, khoa học.
Các thực phẩm nên ăn khi niềng răng:
- Khoai tây nghiền
- Sữa chua
- Súp
- Trứng chưng
- Các loại cháo
- Hải sản
- Trái cây mềm
- Phô mai mềm
- Rau nấu chín hoặc mềm
- Các món tráng miệng ẩm
- Mì ống
Các thực phẩm không nên ăn khi niềng răng:
- Kem lạnh
- Bánh cuộn hoặc bánh mì cứng
- Thịt tảng
- Đồ ăn cay nóng
- Các loại trái cây có múi.
Xem thêm: Nhổ răng trẻ em không đau, an toàn và nhanh chóng
Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn giảm bớt một phần băn khoăn về vấn đề nhổ răng niềng, Bạn hãy nên tìm hiểu kĩ về nha khoa trước khi quyết định niềng nhé! Chúc bạn có một hàm răng tự tin, thẩm mỹ cùng nụ cười tỏa nắng.