TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Ê buốt răng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 788
Ê buốt răng ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến, không chỉ gây khó chịu cho trẻ, cản trở ăn uống mà còn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng. Vậy khi trẻ em gặp phải tình trạng này thì ba mẹ nên xử lý như thế nào?

Ê buốt răng ở trẻ em là tình trạng chân răng có triệu chứng bị ê buốt, có thể dễ dàng nhận biết khi ăn uống những thức ăn quá nóng hay quá lạnh, quá chua hay quá ngọt, hoặc hít thở không khí ở nhiệt độ thấp.

Tùy vào từng nguyên nhân gây ê buốt răng và mức độ ê buốt mà bé gặp phải, ba mẹ có thể lựa chọn giảm ê buốt tại nhà hoặc đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân gây ê buốt răng ở trẻ em

Ê buốt răng là tình trạng răng bị ê, nhức và khó chịu, nhất là khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt,… Tình trạng này gây có thể dẫn đến chứng biếng ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng ở trẻ em, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:

Bệnh lý răng miệng

Răng sẽ trở nên nhạy cảm khi mắc phải một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, tụt nướu, sứt mẻ răng,… Trong đó, sâu răng là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi bị sâu răng, trên răng của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đen, lâu ngày sẽ ngày càng to hơn và ảnh hưởng đến tủy răng.

Sâu răng sẽ khiến trẻ bị ê buốt răng

Ăn nhiều thực phẩm có tính axit

Không chỉ gây ê buốt răng ở trẻ em, việc ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit còn làm tăng lượng đường trong máu, tăng tỷ lệ béo phì, dễ gặp phải các vấn đề về gan và tim mạch.

Các loại đồ ăn có xu hướng tạo ra nhiều axit mà bạn nên hạn chế cho trẻ ăn như: đường, soda và các loại nước ngọt khác, thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm nhiều dầu, một số chế phẩm từ sữa,…

Thói quen nghiến răng

Rất nhiều trẻ có thói quen nghiến răng khi ngủ. Thói quen này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng rất nhiều, gây mòn men răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Nghiến răng gây mòn men răng, khiến răng nhạy cảm

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Không phải trẻ em nào cũng biết vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhiều trẻ chỉ chải răng một cách qua loa cho xong, hay một số trẻ lại chải răng quá mạnh, quá nhiều lần khiến cho lớp men răng bị bào mòn và dễ bị ê buốt.

Ngoài ra, nếu ba mẹ lựa chọn loại bàn chải quá cứng, loại kem đánh răng không phù hợp với trẻ hoặc quá lạm dụng nước súc miệng cũng sẽ gây ê buốt răng ở trẻ em.

Ê buốt răng ở trẻ em phải làm sao?

Tùy theo từng mức độ ê buốt răng ở trẻ mà ba mẹ có thể lựa chọn cách giảm ê buốt răng tại nhà hay đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị.

Cách giảm ê buốt răng tại nhà

Dựa theo nguyên nhân gây ê buốt răng mà ba mẹ có thể lựa chọn một số cách như sau:

Chải răng đúng cách

Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách. Sử dụng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, kết hợp với kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi, chải một cách nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc theo vòng tròn, tránh chải răng theo chiều ngang. Cách này sẽ giúp men răng được bảo vệ và khỏe mạnh hơn.

Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách

Súc miệng với nước muối

Đây là cách chữa ê buốt răng ở trẻ em hiệu quả mà vô cùng đơn giản. Ba mẹ nên lựa chọn các loại nước muối sinh lý chuyên dụng với nồng độ thích hợp để súc miệng hàng ngày cho bé. Việc này không chỉ giúp giảm ê buốt mà còn giúp răng chắc khỏe hơn.

Xem thêm: Trẻ em gãy răng thì phải làm sao?

Hạn chế thức ăn chứa nhiều axit

Ba mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có tính axit như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh,… Nếu ăn những thực phẩm này thì hãy súc miệng lại bằng nước sạch để tránh axit tác động đến men răng.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể bổ sung các thực phẩm ít đường, nhiều rau xanh, sữa không đường,… để cung cấp độ ẩm cho miệng và chống lại các axit, vi khuẩn gây hại cho răng, loại bỏ nguy cơ ê buốt răng.

Trẻ em nên hạn chế ăn nhiều kẹo ngọt

Sử dụng một số thảo dược thiên nhiên giúp giảm ê buốt răng

Lá ổi, nha đam, tinh dầu đinh hương,… là những thảo dược được sử dụng khá phổ biến để giảm ê buốt răng ở trẻ em theo kinh nghiệm dân gian. Các thảo dược này đều có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giảm viêm nướu chân răng hiệu quả.

Cách sử dụng các loại thảo dược này rất đơn giản. Bạn hãy vò nát lá ổi, sử dụng phần gel nha đam hoặc lấy bông gòn thấm tinh dầu đinh hương rồi thoa lên vùng răng bị ê buốt là được.

Điều trị ê buốt răng ở trẻ em tại nha khoa

Khi đã áp dụng các phương pháp trị ê buốt răng ở trẻ em từ dân gian mà không có hiệu quả, hay tình trạng ê buốt ngày càng nghiêm trọng thì ba mẹ cần đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Với ê buốt răng do viêm nướu: Bác sĩ có thể thực hiện lấy vôi răng, vệ sinh sạch sẽ và chỉ định dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh nếu cần để điều trị dứt điểm bệnh viêm nướu.

Cạo vôi răng cho trẻ em

  • Với ê buốt răng do sâu răng, nứt răng, mòn men răng: Bác sĩ sẽ loại bỏ sạch vết sâu và thực hiện trám răng để phục hồi men răng. Trường hợp tác động đến tủy thì cần phải điều trị tủy thì mới giảm được tình trạng ê buốt và bảo tồn răng thật. Sau khi điều trị tủy, bé có thể trám răng hoặc bọc sứ để bảo vệ răng thật còn lại.
  • Với ê buốt răng do nghiến răng: Bác sĩ sẽ lấy dấu răng của trẻ và chế tạo nên máng chống nghiến. Sau một thời gian sử dụng, cơ hàm sẽ được thư giãn khi ngủ, loại bỏ thói quen của cơ và răng ở vị trí nghiến.

Sử dụng máng chống nghiến loại bỏ nghiến răng cho trẻ

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp ba mẹ biết được nguyên nhân và cách xử lý khi ê buốt răng ở trẻ em. Để phòng ngừa tình trạng này, ba mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho bé, ăn uống khoa học, khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường và có hướng can thiệp kịp thời.