TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ em gãy răng thì phải làm sao?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 45
Trẻ em thường hiếu động, thích chạy nhảy nên khó tránh khỏi việc bị té ngã và làm gãy răng. Vậy trẻ em gãy răng có đáng lo ngại? Ba mẹ nên xử lý như thế nào khi gặp tình trạng này? Tham khảo bài viết sau để biết được những thông tin hữu ích nhé!

Trẻ em gãy răng có thể do lực tác động (bé bị té ngã, va đập mạnh,…) hoặc do cấu trúc của răng (men răng yếu, hệ thống dây chằng xung quanh răng còn lỏng lẻo,…).

Tùy theo từng nguyên nhân gây gãy răng mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Có thể giữ nguyên hiện trạng nếu trẻ em gãy răng nhẹ, hoặc áp dụng các biện pháp như trám răng, bọc răng sứ, điều trị tủy, nhổ răng,…

Nguyên nhân khiến trẻ bị gãy răng

Trẻ em gãy răng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có thể kể đến 2 nguyên nhân chính sau:

Gãy răng do lực tác động

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em gãy răng. Nếu răng của trẻ bị va đập mạnh hay bị té ngã thì rất dễ bị gãy vỡ, đặc biệt là răng cửa hàm trên và hàm dưới (vị trí răng dễ bị chấn thương nhất).

Trẻ bị té ngã rất dễ bị gãy răng

Răng có thể bị gãy một phần, gãy còn chân răng hoặc bị lệch sang một bên, lún vào trong xương hàm, lung lay sớm, thậm chí rơi thẳng ra ngoài.

Gãy răng do cấu trúc răng

Trẻ em có xương ổ răng còn khá mềm, chưa phát triển hoàn toàn. Bên cạnh đó, hệ thống dây chằng xung quanh răng còn lỏng lẻo, men răng khá mỏng và yếu. Vì thế, răng của trẻ sẽ rất dễ bị gãy khi ăn thức ăn cứng.

Men răng mỏng và yếu sẽ khiến răng bị gãy vỡ

Khi trẻ em gãy răng, ba mẹ cần phải làm gì?

Khi trẻ em gãy răng, việc điều trị cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, khi chưa thể đưa bé đến bác sĩ, ba mẹ có thể xử lý tình huống theo những hướng dẫn sau:

  • Giữ bình tĩnh và trấn an trẻ để trẻ không quá lo sợ.
  • Nếu răng bị nứt, mẻ, ba mẹ hãy lấy các mảnh vỡ của răng để tránh dính vào môi, nướu, lưỡi,…
  • Khi vùng răng bị gãy bị chảy máu, hãy lấy miệng gạc sạch đặt vào vị trí đó để cầm máu.
  • Chườm lạnh bên ngoài vùng răng bị gãy để giảm sưng và đau.

Hãy giữ bình tĩnh và trấn an trẻ khi trẻ bị gãy răng

Khi đã xử lý tạm thời vết thương do gãy răng gây ra, ba mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ theo dõi và chăm sóc thêm. Bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng răng, chụp phim X-quang để xem mức độ tổn thương và có phương án điều trị phù hợp.

Xem thêm: Đau răng trẻ em uống thuốc gì? 3 loại thuốc được tin dùng

Các cách khắc phục khi trẻ em bị gãy răng

Cách khắc phục tình trạng trẻ em gãy răng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Điều này sẽ giúp khắc phục một cách triệt để, giúp răng của trẻ được chắc khỏe lâu dài, không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như hoạt động ăn nhai của trẻ.

Tùy vào tình trạng răng cụ thể của mỗi bé mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như:

Giữ nguyên răng bị gãy

Nếu răng của trẻ bị gãy vỡ nhỏ, không gây ảnh hưởng hay tác động đến các bộ phận xung quanh, chức năng ăn nhai không bị cản trở thì có thể giữ nguyên răng bị gãy, đợi đến khi răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế.

Răng bị gãy ít thì có thể giữ nguyên hiện trạng

Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra và đảm bảo không có biến chứng xảy ra.

Trám răng sữa

Phương pháp này được chỉ định khi răng bị gãy vỡ chưa quá ½ thân răng, răng vẫn còn chắc khỏe, không bị lung lay.

Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng (thường làm composite) để tạo hình răng sao cho giống với răng tự nhiên nhất, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho bé.

Bọc răng sứ

Nếu răng bị gãy nhiều và việc trám răng không đảm bảo được độ bền lâu dài và chức năng ăn nhai cho trẻ thì bác sĩ có thể bọc mão răng sứ. Mão răng sứ sẽ bảo vệ phần răng thật còn lại. Hơn nữa, răng sứ sẽ giúp trẻ ăn nhai dễ dàng hơn, thoải mái hơn và răng sứ cũng có màu sắc, hình dáng và kích thước như răng thật.

Bọc răng sứ cho răng bị gãy

Điều trị tủy

Trường hợp răng sữa bị gãy và tác động đến tủy răng, lộ tủy, thì có thể sẽ phải thực hiện điều trị tủy để loại bỏ phần tủy răng bị tổn thương. Sau đó, bác sĩ sẽ trám lại hoặc bọc sứ để khôi phục thẩm mỹ và chức năng của răng.

Nhổ răng sữa

Trong trường hợp răng bị gãy vỡ quá lớn, chỉ còn chân răng, gây đau nhức cho bé thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn cũng như việc ăn nhai của bé.

Cách phòng ngừa chấn thương răng cho trẻ

Để hạn chế tối đa tình trạng trẻ em gãy răng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bé, phụ huynh hãy chú ý đến một số điều sau:

  • Ngay từ lúc trẻ biết bò, chập chững tập đi, ba mẹ hãy theo sát mọi hoạt động của trẻ.
  • Khi trẻ đi ô tô hay đi xe máy, hãy thắt dây an toàn cho bé.
  • Đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn, vừa vặn với đầu của trẻ khi tham gia giao thông nhằm tránh các va đập có thể xảy ra.
  • Đeo dụng cụ bảo vệ miệng cho trẻ khi tham gia các hoạt động thể thao hay các hoạt động mạnh nhằm tránh những tổn thương cho vùng răng nướu.
  • Không cho trẻ gặm cắn những đồ chơi hay đồ dùng quá cưng, không cho trẻ chơi với những vật dụng sắc nhọn.

Ba mẹ hãy đeo dụng cụ bảo hộ cho bé khi tham gia các hoạt động mạnh

Trên đây là những thông tin giúp các bậc phụ huynh biết được những cách xử lý khi trẻ em gãy răng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Để được tư vấn cụ thể, hãy đưa bé đến Nha khoa Nhân Tâm để bác sĩ nha khoa thăm khám kỹ lưỡng nhé.