TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Độ tuổi mọc răng khôn và những lưu ý cần biết!

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 15,202
Răng khôn là chiếc răng mọc lên sau cùng trên cung hàm và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn cần biết được độ tuổi mọc răng khôn để có thể theo dõi quá trình răng khôn mọc, từ đó ngăn ngừa và xử lý kịp thời nếu răng khôn gây ra nhiều nguy hiểm.

Răng khôn còn được biết đến với tên gọi là răng số 8. Chiếc răng này nằm ở cuối cùng trong cung hàm, bên cạnh răng số 7. Qua các thống kê thực tế cho thấy, độ tuổi mọc răng khôn thường từ 18 – 25 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp răng khôn mọc sớm hay muộn hơn mốc thời gian này.

Độ tuổi mọc răng khôn là bao nhiêu?

Nhiều người thắc mắc không biết độ tuổi mọc răng khôn là bao nhiêu. Qua các thống kê thực tế cho thấy, răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 18 – 25. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp răng khôn xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn so với bình thường, tùy vào cơ địa của mỗi người. Thậm chí có người mọc răng khôn ở độ tuổi 30, 40 hoặc muộn hơn thế nữa.

Răng khôn không mọc lên bình thường như những chiếc răng khác mà sẽ mọc theo từng đợt. Có thể mất vài tháng hoặc vài năm để răng khôn mọc đầy đủ. Trong quá trình mọc, nướu răng có thể bị sưng tấy, đau nhức khiến việc cử động miệng, ăn uống khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Răng khôn mọc thường gây đau nhức, sưng tấy

Một người mọc bao nhiêu chiếc răng khôn?

Trên cung hàm của một người trưởng thành thường sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, bao gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 8 răng hàm lớn chia đều ở hàm trên và hàm dưới. Trong đó sẽ có 4 chiếc răng khôn nằm ở nhóm răng hàm lớn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 chiếc răng khôn. Có người chỉ mọc 1, 2 hoặc 3 răng khôn. Hoặc cũng có trường hợp không mọc chiếc răng khôn nào. Bên cạnh đó, răng khôn mọc khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, mô nướu dày dặn, do đó có thể phát sinh thành hai tình huống:

  • Răng khôn mọc thẳng, cân đối như răng bình thường nếu như cung hàm vẫn còn đủ chỗ trống. Trường hợp này răng khôn sẽ không gây bất kỳ biến chứng nào miễn là chúng khỏe mạnh, không mắc phải các bệnh lý răng miệng.
  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,… do cung hàm không còn đủ chỗ trống. Trường hợp này được đánh giá là khá nguy hiểm bởi nó có thể gây nên nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.

Một người thường có 4 chiếc răng khôn

Có nên nhổ răng khôn hay không?

Về mặt chức năng hay thẩm mỹ, răng khôn không hề đem lại bất kỳ giá trị nào. Hơn nữa, chiếc răng này còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, gây ảnh hưởng đến các răng kế cận và sức khỏe răng miệng. Vì thế mà hầu như các bác sĩ đều khuyên nên nhổ bỏ răng khôn. Để đưa ra quyết định nên giữ lại hay nhổ bỏ, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám cụ thể.

Trường hợp nên nhổ răng khôn

Bạn nên quyết định nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt nếu như gặp phải các trường hợp sau:

  • Quá trình mọc răng khôn gây đau nhức, sưng tấy kèm theo nhiễm trùng kéo dài, gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh cũng như sinh hoạt hàng ngày.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng mắc phải các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp, dẫn đến mọc trồi dài và gây tổn thương cho nướu hàm đối diện.
  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,… gây tác động xấu đến răng số 7, khiến răng này bị tổn thương, lung lay và nguy cơ mất răng cao.
  • Răng khôn và răng số 7 tạo thành khe giắt thức ăn, khó vệ sinh sạch sẽ, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh lý.
  • Răng khôn có hình dáng dị dạng (quá to, quá nhỏ,…) dễ gây nhồi nhét thức ăn, gây nên tình trạng viêm nhiễm, sâu răng,…

Răng khôn mọc lệch nên nhổ bỏ

Trường hợp không nên nhổ răng khôn

Không phải trường hợp răng khôn nào cũng được chỉ định nhổ bỏ, bạn có thể giữ lại răng khôn nếu ở trong các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc thẳng và ăn khớp với răng đối diện, không gây đau nhức hay mắc phải bệnh lý nguy hại nào.
  • Những người mắc phải các vấn đề về sức khỏe như: bệnh tim mạch, tiểu đường, máu khó đông,… thì không nên tiến hành nhổ răng khôn.
  • Phụ nữ mang thai, đang trong kỳ kinh nguyệt hay người vừa mới khỏi ốm thì cũng chống chỉ định nhổ răng khôn tạm thời.

Phụ nữ mang thai không nên nhổ bỏ răng khôn

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được độ tuổi mọc răng khôn và những lưu ý quan trọng về chiếc răng này. Một điều nữa bạn cần lưu ý đó chính là lựa chọn địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ta nhanh chóng, không đau và hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.