Đau răng phải làm sao là điều mà ai khi bị đau răng cũng nôn nóng tìm hiểu. Dựa theo từng nguyên nhân gây đau răng mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Bên cạnh đó Nhân Tâm cũng sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách giảm đau răng tại nhà.
Đau răng phải làm sao? Cách chữa đau răng theo nguyên nhân
Đau răng phải làm sao để hết đau? Cách tốt nhất để điều trị dứt điểm đau răng đó là thăm khám tại nha khoa gần đây nhất, Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tổn thương, nguyên nhân gây đau răng và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng, nha chu, đau răng khôn… Dưới đây là những cách chữa đau răng theo từng nguyên nhân:
1. Đau răng sâu
Sâu răng được xem là nguyên nhân gây đau răng phổ biến nhất. Theo thống kê, có đến hơn 80% dân số đã từng bị sâu răng. Sâu răng hình thành khi vi khuẩn phân hủy lượng đường trong thức ăn mà chúng ta tiêu thụ, tạo thành axit bào mòn men răng và phá hủy cấu trúc răng.
Đau răng sâu có 3 giai đoạn, tiến triển từ sâu men răng 🡪 sâu ngà răng 🡪 sâu tủy răng, kèm theo đó là những biến chứng như viêm tủy răng, áp-xe răng, hoại tử răng, mất răng…
Trám răng trường hợp răng bị sâu men hoặc sâu ngà
Đối với sâu men răng và sâu ngà răng, cơn đau răng chưa nghiêm trọng và mức độ tổn thương không nhiều, Bác sĩ sẽ điều trị bằng cách loại bỏ mô răng bị sâu và trám răng bằng vật liệu trám nha khoa phù hợp nhằm phục hồi hình dạng và chức năng của răng.
2. Đau răng do viêm nướu, viêm nha chu
Viêm nướu răng là do mảng bám và vôi răng tích tụ bên dưới nướu và phá hủy mô nướu, gây viêm nhiễm nướu với những biểu hiện như nướu bị đỏ, sưng, kém săn chắc, có thể chảy máu hoặc mủ.
Viêm nha chu là giai đoạn tiến triển của viêm nướu không được điều trị. Viêm nha chu gây ra các cơn đau răng thường xuyên, khiến răng dần bị lung lay và cuối cùng là mất răng.
Cạo vôi răng điều trị viêm nướu tại Nha khoa Nhân Tâm
Đối với viêm nướu đơn thuần, Bác sĩ chỉ định cạo vôi răng để loại bỏ vi khuẩn gây viêm. Với viêm nha chu thì không thể hồi phục như ban đầu mà sẽ dùng các biện pháp như cạo vôi răng, chăm sóc và vệ sinh răng, dùng thuốc để duy trì bệnh không bị nặng hơn, cố gắng bảo tồn răng tối đa.
3. Đau răng do viêm tủy răng
Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị nhiễm trùng do sâu răng lan tới tủy hoặc do các chấn thương răng, bệnh lý về răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, tấn công tủy răng. Vậy đau răng phải làm sao nếu nguyên nhân là do viêm tủy.
Thông thường, các cơn đau do viêm tủy răng rất thốn và nhói, cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất tăng dần. Việc điều trị tủy là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ loại bỏ mô tủy bị viêm để chấm dứt cơn đau.
Răng sau điều trị tủy sẽ được đề nghị bọc răng sứ vì răng thật đã lấy tủy rất giòn và dễ bị gãy, vỡ…
Khách hàng bọc sứ sau điều trị tủy
4. Đau răng khôn
Chúng ta sẽ mọc răng khôn vào khoảng 17-25 tuổi. Sở dĩ răng khôn mọc gây đau là vì lúc này xương hàm đã cứng chắc và không còn đủ khoảng trống cho răng khôn mọc lên, răng khôn sẽ dễ bị mọc kẹt, mọc ngầm dưới nướu hoặc mọc ngang, mọc lệch.
Bên cạnh đó, răng khôn nằm ở vị trí trong cùng nên rất khó để vệ sinh, do đó răng khôn sẽ dễ bị sâu và viêm nhiễm, gây ra các cơn đau răng.
Đau răng khôn thường kèm theo các triệu chứng sưng nướu và hàm, co cứng hàm, sưng má, sốt, nổi hạch.
Nhổ răng khôn là giải pháp chấm dứt cơn đau răng khôn
Với trường hợp răng khôn mọc gây đau, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, răng khôn mọc không có răng đối diện, răng khôn gây sâu răng, viêm nướu thì nhổ răng khôn là giải pháp tốt nhất đề dứt điểm cơn đau và phòng ngừa các biến chứng do mọc răng khôn.
Cách giảm đau răng và chăm sóc răng đau tại nhà
- Đau răng phải làm sao? Trong trường hợp chưa kịp thăm khám và điều trị tại nha khoa, bạn có thể áp dụng những cách giảm đau răng và chăm sóc răng đúng cách tại nhà để xoa dịu cơn đau và cảm thấy dễ chịu hơn:
- Ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp… để giúp răng không phải cắn, nhai nhiều. Tránh thức ăn dai cứng, dễ bám dính và thực phẩm cay, chua hay quá nóng/ quá lạnh để tránh kích ứng răng.
- Uống nhiều nước lọc, không uống thức uống có cồn, nước ngọt có ga hay hút thuốc lá vì sẽ khiến viêm nhiễm nặng hơn.
Xem thêm: Đau răng nổi hạch là bị gì, có nguy hiểm không?
- Nhiều bạn vì quá đau nên bỏ qua việc đánh răng khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển và tấn công mạnh hơn, gây đau nhiều hơn. Do đó, cần đánh răng chuẩn nha khoa và súc miệng với nước muối để làm giảm lượng vi khuẩn.
- Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh, kê cao đầu khi nằm để giảm lượng máu lưu thông ở khu vực răng bị đau.
- Trường hợp đau răng sưng má bạn có thể giảm đau, giảm sưng bằng cách chườm lạnh vài lần trong ngày vào chỗ má khu vực răng bị đau.
- Bạn có thể súc miệng bằng dầu dừa vì trong dầu dừa có chứa axit lauric là chất kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.
- Tỏi là một nguyên liệu phổ biến và có thể dùng để giảm cơn đau răng ngay tại nhà bằng cách giã nhuyễn, trộn với một ít muối và đắp lên khu vực răng bị đau (Chú ý có thể làm loãng hỗn hợp với nước để tránh bị bỏng nướu).
- Bạn cũng có thể thay tỏi bằng lá ổi, đọt ổi giã nhuyễn đắp vào phần nướu và răng bị đau. Đây là biện pháp giảm đau răng được nhiều người truyền tai nhau và hoàn toàn an toàn cho cơ thể.
- Để giảm đau răng, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu cỏ xạ hương pha loãng và bôi lên vùng nướu răng bị đau vì trong các loại tinh dầu này có chứa một chất gọi là eugenol có tác dụng gây tê tạm thời.
- Nếu trường hợp răng quá đau không thể chịu đựng được hoặc kèm theo các triệu chứng sốt, viêm nhiễm nặng thì bạn có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm. Lưu ý sử dụng đúng liều lượng để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
Bác sĩ tư vấn cách chăm sóc răng đúng cách tại nhà sau khi điều trị cho bệnh nhân
Trên đây là những biện pháp giúp hạn chế cơn đau răng tại nhà. Các biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và bạn cần thăm khám nha khoa ngay trong thời gian sớm nhất có thể để tránh tình trạng nặng hơn sẽ nguy hại đến sức khỏe toàn thân.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng đúng cách và khám răng định kỳ sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc phòng ngừa đau răng và các bệnh lý răng miệng. Vì vậy để không bị đau răng thì bạn cần chăm sóc kỹ răng miệng và thăm khám nha khoa 6 tháng/ lần.
Hy vọng những thông tin được biết bởi Nha khoa Nhân Tâm sẽ giúp ích cho mọi người trong trường hợp không may bị đau răng. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 56 5678, Nhân Tâm luôn sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào bạn cần!