TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cung răng trẻ em có bao nhiêu răng?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 929
Nắm được cung răng trẻ em có bao nhiêu răng sữa, bao nhiêu răng vĩnh viễn và cách đọc răng theo chuyên ngành nha khoa sẽ giúp ba mẹ theo dõi tốt hơn sức khỏe răng miệng ở trẻ.

Cung răng trẻ em sẽ có 20 răng đối với hệ răng sữa và 28 răng đối với hệ răng vĩnh viễn. Khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành (17-25 tuổi) trẻ sẽ có thể mọc răng khôn. Nếu mọc đủ 4 răng khôn hàm răng hoàn thiện sẽ có 32 chiếc răng.

Cung răng trẻ em có bao nhiêu răng?

Trẻ em có hai hệ răng gồm hệ răng sữa và hệ răng vĩnh viễn.

Cung răng trẻ em sẽ có 20 răng sữa được chia đều cho hai hàm. Răng sữa thường mọc khi trẻ bắt đầu 6 tháng tuổi hoặc muộn hơn tùy theo từng bé. Đến khoảng 33 tháng tuổi, trẻ sẽ kết thúc quá trình mọc răng sữa.

Răng sữa ở trẻ thường mọc theo thứ tự răng cửa giữa 🡪răng cửa bên 🡪 răng hàm thứ nhất 🡪 răng nanh 🡪 răng hàm thứ hai.

Lịch mọc và thay răng ở trẻ

Khi trẻ khoảng 5 tuổi, các răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Đây gọi là quá trình thay răng ở trẻ. Trẻ sẽ thay răng theo trình tự răng mọc trước sẽ thay trước, răng mọc sau sẽ thay sau.

Khoảng 11 tuổi, trẻ sẽ hoàn tất việc thay răng và có đầy đủ 28 răng vĩnh viễn chia đều cho hai hàm răng.

Khi trẻ trưởng thành trẻ sẽ mọc răng khôn (khoảng từ 17-25 tuổi). Tuy nhiên số lượng răng khôn ở mỗi người không giống nhau vì có người mọc 1 răng, người mọc 2 răng, người mọc 3 răng, người mọc 4 răng, có người lại không mọc răng khôn nào. Nếu tính cả 4 răng khôn thì hàm răng đầy đủ sẽ là 32 chiếc răng.

Quá trình mọc và thay răng ở trẻ sẽ có sự khác nhau giữa các bé, có bé mọc răng sớm hơn hoặc có bé mọc răng muộn hơn.

Tuy nhiên, chênh lệch thời gian sẽ không quá nhiều, nếu thấy trẻ mọc răng quá chậm so với các bạn thì ba mẹ có thể cho trẻ đến nha khoa kiểm tra để xem có điều gì bất thường hay không.

Vấn đề thường gặp nhất ở trẻ là các răng trên cung răng trẻ em rất dễ bị sâu do thói quen thích ăn ngọt và vệ sinh răng chưa đúng cách ở trẻ. Sâu răng sữa sẽ khiến trẻ đau nhức, đặc biệt gây ra tình trạng mất răng sữa sớm dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, sai khớp cắn.

Sâu răng dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng ở trẻ

Sâu răng vĩnh viễn sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng, khiến trẻ bị giảm sức nhai và có nguy cơ suy dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn, sâu răng nếu không điều trị có thể gây ra những biến chứng như viêm tủy răng, áp-xe răng, nhiễm trùng máu, mất răng… đe dọa sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của trẻ.

Do đó, các Bác sĩ khuyến cáo ba mẹ nên cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để Bác sĩ theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ và kịp thời điều trị nếu xuất hiện các vấn đề bất thường, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Khám răng định kỳ là biện pháp cần thiết để trẻ có hàm răng khỏe mạnh

Xem thêm: Răng trẻ em có đốm trắng là bị gì?

Cách đọc các răng trên cung răng trẻ em

Khi thăm khám nha khoa, đôi khi ba mẹ nhìn vào phiếu khám sẽ không hiểu được Bác sĩ ghi răng nào vì ba mẹ không nắm được cách đọc răng theo thuật ngữ chuyên ngành. Đừng lo, ngay bây giờ Nhân Tâm sẽ hướng dẫn cho ba mẹ cách đọc răng một cách dễ hiểu nhất.

Chúng ta sẽ có hai hàm răng gồm hàm trên và hàm dưới. Nếu tính cả 4 răng khôn thì sẽ có 16 răng cho mỗi hàm gồm có 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 4 răng tiền hàm, 2 răng hàm thứ nhất, 2 răng hàm thứ hai và 2 răng khôn.

Mỗi hàm sẽ được chia thành 2 cung hàm, lấy cột mốc từ vị trí đường nhân trung kéo dọc xuống kẽ giữa hai răng cửa giữa. Cung hàm số 1 là cung hàm bên phải hàm hên, cung hàm số 2 là cung hàm bên trái hàm trên, cung hàm số 3 là cung hàm bên trái hàm dưới và cung hàm số 4 là cung hàm bên phải hàm dưới.

Cách đọc răng chính xác

Mỗi cung hàm sẽ có 8 răng, đọc từ 1 đến 8 theo thứ tự răng cửa giữa 🡪 răng cửa bên 🡪 răng nanh 🡪 răng tiền hàm 1 🡪 răng tiền hàm 2 🡪 răng hàm thứ nhất 🡪 răng hàm thứ 2 🡪 răng khôn.

Và cách đọc răng như sau: R + Cung hàm + Thứ tự răng

Ví dụ răng cửa giữa hàm trên bên phải sẽ đọc là R11. Răng nanh hàm trên bên trái đọc là R23. Răng hàm thứ nhất hàm dưới bên trái đọc là R36. Răng khôn hàm dưới bên phải đọc là R48…

Mong rằng những thông tin về cung răng trẻ em cũng như cách đọc răng sẽ giúp cho ban mẹ có những kiến thức cơ bản để chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt hơn. Chúc ba mẹ và bé thật nhiều sức khỏe, đặc biệt luôn có hàm răng chắc khỏe và nụ cười xinh.