TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cấu tạo hàm răng trẻ em như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 949
Răng của trẻ em được chia thành hệ răng sữa và hệ răng vĩnh viễn với sự khác nhau về số lượng răng cũng như đặc điểm của răng. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về cấu tạo hàm răng trẻ em, từ đó có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé tốt hơn.

Cấu tạo hàm răng trẻ em gồm 20 chiếc răng đối với hệ răng sữa và 28 răng đối với hệ răng vĩnh viễn. Từ 17-25 tuổi, con của bạn sẽ bắt đầu mọc răng khôn, nếu mọc đủ 4 răng khôn thì hàm răng hoàn thiện sẽ có 32 chiếc răng.

Cấu tạo hàm răng trẻ em như thế nào đối với hệ răng sữa?

Cấu tạo hàm răng trẻ em có sự khác biệt giữa hệ răng sữa với hệ răng vĩnh viễn.

Đối với hệ răng sữa, trẻ sẽ có 20 chiếc răng chia đều 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới, trong đó mỗi hàm có 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm thứ nhất và 2 răng hàm thứ hai.

Trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ khoảng 6 tháng tuổi, khoảng 3 tuổi trẻ sẽ hoàn tất quá trình mọc và phát triển răng sữa.

Hệ răng sữa của trẻ

Cấu tạo răng sữa gồm 3 thành phần chính là thân răng, cổ răng và chân răng. Xét về cấu trúc giải phẫu, răng sữa sẽ gồm các thành phần là men răng, ngà răng và tủy răng:

1. Men răng:

Men răng là lớp ngoài cùng của răng, được phát triển từ mô ngoại bì, được cấu tạo chủ yếu từ protein hữu cơ, các chất khoáng canxi, phosphate và nước. Đây là lớp cứng nhất của răng và có tác dụng bảo vệ răng.

Men răng ở hệ răng sữa mỏng và yếu hơn so với răng vĩnh viễn, dễ bị bào mòn và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.

2. Ngà răng:

Ngà răng là lớp thứ hai của răng, được bao bọc bởi men răng, gồm các mô khoáng được hình thành từ trung bì và sợi collagen. Ngà răng có đặc tính mềm và xốp, có các ống vi ngà nối với tủy răng. Do đó, nếu bị lộ lớp ngà răng, chúng ta sẽ cảm thấy ê buốt răng.

Xem thêm: Cách đếm răng trẻ em - Hệ răng sữa và răng vĩnh viễn

3. Tủy răng:

Tủy răng là phần trong cùng của răng, được bảo vệ bởi men răng và ngà răng, chứa hệ thống dây thần kinh và mạch máu cung cấp dưỡng chất để nuôi sống răng. Khi tủy răng bị ảnh hưởng, sẽ gây ra những cơn đau răng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Răng sữa có chức năng ăn nhai, giúp trẻ dễ dàng ăn uống để nạp dinh dưỡng cho cơ thể. Chúng còn giúp trẻ học nói, phát âm chuẩn.

Bên cạnh đó, răng sữa còn ảnh hưởng đến sự phát triển xương và hệ thống cơ mặt, có tác động lớn đến lưỡi, vòm miệng, hàm và cả hơi thở của bé. Răng sữa cũng có tác dụng định hướng cho răng vĩnh viễn, sự thẳng hàng và vị trí của răng vĩnh viễn được quyết định bởi răng sữa.

Trẻ cần được khám răng định kỳ để Bác sĩ theo dõi quá trình mọc và thay răng, giúp răng trẻ chắc khỏe và thẩm mỹ

Cấu tạo hàm răng trẻ em như thế nào đối với hệ răng vĩnh viễn?

Răng vĩnh viễn của trẻ bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tuổi. Lúc này, những chiếc răng sữa sẽ dần rụng để thế chỗ bằng răng vĩnh viễn.

Giai đoạn rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn được gọi là quá trình thay răng ở trẻ. Đến khoảng 12 tuổi, trẻ sẽ hoàn tất quá trình thay răng và mọc răng vĩnh viễn.

Cấu tạo hàm răng trẻ em ở hệ răng vĩnh viễn không giống với răng sữa. Hàm răng vĩnh viễn của trẻ sẽ có 28 chiếc răng chia đều cho cả hai hàm, mỗi hàm gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 4 răng tiền hàm, 2 răng hàm thứ nhất và 2 răng hàm thứ hai.

Cấu trúc giải phẫu của răng

Về cấu trúc răng vĩnh viễn cũng có thân răng, cổ răng và chân răng, cấu trúc giải phẫu cũng có men răng, ngà răng và tủy răng. Tuy nhiên, răng vĩnh viễn sẽ có độ cứng chắc hơn răng sữa.

Khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành (từ 17 tuổi), răng khôn có thể xuất hiện. Nếu mọc đủ 4 răng khôn, con bạn sẽ có đủ 32 chiếc răng. Tuy nhiên, răng khôn có thể không mọc hoặc mọc ít hơn 4 cái, đó là điều bình thường và bạn không cần phải lo lắng.

Sự khác nhau của răng sữa và răng vĩnh viễn

Cấu tạo hàm răng trẻ em giữa răng sữa và răng vĩnh viễn có nhiều sự khác biệt. Đầu tiên là về số lượng răng, răng sữa chỉ có 20 chiếc răng ở cả hai hàm và không có răng tiền hàm như răng vĩnh viễn.

Về cấu trúc giải phẫu cho thấy răng sữa có kích thước nhỏ và thân răng ngắn hơn. Men răng và ngà răng mỏng hơn và yếu hơn so với răng vĩnh viễn. Do đó, răng sữa dễ chịu tổn thương hơn răng vĩnh viễn.

Về màu sắc, răng sữa có màu trắng đục, răng vĩnh viễn thường có màu trắng trong và vàng hơn. Về khoảng cách, các răng sữa thường mọc không quá khít sát so với răng vĩnh viễn.

Răng sữa khi rụng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, nhưng nếu răng vĩnh viễn bị rụng thì sẽ không mọc lại.

Trong quá trình mọc và phát triển răng của trẻ, ba mẹ cần chú ý theo dõi và chăm sóc răng cho trẻ đúng cách, vì trẻ rất dễ bị sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.

Việc sâu răng sữa, sâu răng vĩnh viễn, mất răng sữa, mất răng vĩnh viễn đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng ở trẻ.

Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ chăm sóc răng uy tín hàng đầu tại TP.HCM

Trên đây là những thông tin cần biết về cấu tạo hàm răng trẻ em. Nếu ba mẹ đang tìm một nha khoa quận 10 TP.HCM để chăm sóc răng, thì có thể tham khảo Nha khoa Nhân Tâm. Chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ nha khoa chất lượng cao với chi phí phải chăng, đảm bảo mang lại hàm răng chắc khỏe và nụ cười hoàn hảo cho cả gia đình bạn.