TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách trị đau răng trẻ em theo từng nguyên nhân

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 429
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau răng và tùy theo từng nguyên nhân mà sẽ có cách trị đau răng trẻ em khác nhau. Để biết trẻ bị đau răng do đâu và cách trị như thế nào, ba mẹ hãy tham khảo bài viết này nhé!

Trẻ em bị đau răng có thể do mọc răng, sâu răng, viêm nướu, chấn thương răng, áp-xe răng. Tùy theo nguyên nhân mà Bác sĩ sẽ chỉ định cách trị đau răng trẻ em phù hợp, giúp trẻ khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Cách trị đau răng trẻ em theo từng nguyên nhân

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị đau răng và cách trị đau răng trẻ em theo từng nguyên nhân:

1. Trẻ mọc răng

Trẻ nhỏ mọc răng sữa có thể kèm theo các triệu chứng bao gồm đau răng, sưng nướu, đỏ nướu, chán ăn, sốt khiến trẻ mệt mỏi và quấy khóc. Lúc này ba mẹ có thể giúp bé giảm đau bằng cách cho bé ăn thức ăn mềm lỏng, ôm ấp và dỗ dành bé, cho bé uống nhiều nước.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể áp dụng số mẹo giảm đau khi mọc răng như giã lấy nước lá hẹ bôi lên vùng nướu răng bị sưng, dùng khăn sạch hoặc một chiếc muỗng inox sạch cho vào ngăn mát tủ lạnh rồi đắp lên vị trí răng đang mọc.

Chườm lạnh khi trẻ bị đau răng

Vệ sinh răng miệng cho trẻ rất quan trọng, ba mẹ nhẹ nhàng dùng khăn và nước muối để lau sạch răng, nướu và rơ lưỡi đối với trẻ nhũ nhi, đối với trẻ lớn hơn thì đánh răng với kem và bàn chải phù hợp theo độ tuổi.

Nếu trẻ sốt, ba mẹ hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ dễ chịu hơn nhé!

2. Sâu răng

Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em. Sâu răng có thể gây ra các cơn đau nhức, ê buốt răng từ nhẹ đến đau đớn dữ dội khiến trẻ la hét và khóc không ngừng.

Khi trẻ bị đau do sâu răng, có nghĩa là tình trạng bệnh đã ở mức báo động, ba mẹ cần đưa trẻ thăm khám tại nha khoa để Bác sĩ chẩn đoán và chỉ định cách trị đau răng trẻ em do sâu răng phù hợp.

Trám răng sâu cho trẻ

Thông thường, Bác sĩ sẽ cho trẻ vệ sinh răng, nạo phần răng bị sâu và trám lại răng. Với những trường hợp sâu răng nặng gây nhiễm trùng tủy thì sẽ cần chữa tủy và phục hình hàn trám răng.

Nhổ răng sẽ là giải pháp sau cùng nếu răng sâu quá nghiêm trọng chỉ còn chân răng hoặc không thể phục hồi.

3. Viêm nướu răng

Viêm nướu răng là tình trạng nướu răng bị viêm, sưng tấy, đỏ nướu, tụt nướu, chảy máu nướu do vi khuẩn từ mảng bám tấn công nướu.

Cơn đau do viêm nướu không quá nghiêm trọng, tuy nhiên cần được điều trị kịp thời để tránh viêm nướu kéo dài tiến triển thành viêm nha chu thì rất khó để phục hồi răng về trạng thái bình thường.

Bác sĩ hướng dẫn trẻ về cấu trúc răng và cách ngăn ngừa các vấn đề răng miệng ở trẻ

Xem thêm: Sự hình thành vôi răng, trẻ em có nên cạo vôi răng không?

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm nướu răng là do mảng bám vôi răng phá vỡ cấu trúc vùng nướu và nha chu. Do đó, khi bị viêm nướu, Bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng cho bé để loại vôi răng và vi khuẩn gây viêm, giúp nướu khỏe mạnh trở lại.

4. Chấn thương răng

Răng trẻ có thể bị chấn thương vì va đập, té ngã, tai nạn khiến răng bị nứt, mẻ, vỡ, gãy hoặc rơi khỏi xương ổ răng. Tùy theo mức độ tổn thương mà Bác sĩ sẽ có cách điều trị đau răng trẻ em do chấn thương răng chi tiết, ưu tiên bảo tồn răng thật cho bé.

5. Áp-xe răng

Áp-xe răng xảy ra khi các bệnh lý răng miệng hoặc chấn thương răng không được nhanh chóng điều trị, khiến răng bị hoạt tử và xuất hiện các túi mủ bao quanh chân răng. Lúc này cơn đau răng sẽ rất dữ dội và trẻ sẽ thường bị sốt cao, không thể ăn uống.

Khi điều trị tại nha khoa, Bác sĩ sẽ rạch dẫn lưu mủ, áp dụng các thủ thuật nha khoa theo tình trạng cụ thể của trẻ và cho trẻ dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Khám răng định kỳ sẽ giúp trẻ phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng gây đau răng trẻ em

Khi trẻ bị đau răng trẻ sẽ quấy khóc, ba mẹ cần bình tĩnh chăm sóc cho trẻ và tìm một địa chỉ nha khoa nhận được nhiều review nha khoa tốt để cho trẻ thăm khám sớm nhất có thể. Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cách điều trị đau răng trẻ em cụ thể cho ba mẹ dựa trên nguyên nhân và mức độ tổn thương ở răng trẻ.