TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách phòng tránh bệnh viêm nướu ở phụ nữ mang thai

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,821
Đối với người mang thai khả năng bị viêm nướu sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Sau đây là cách phòng tránh bị viêm nướu khi đang mang thai

Đối với người mang thai nguy cơ bị viêm nướu sẽ cao hơn người bình thường. Bệnh viêm nướu sẽ xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kì và kéo dài đến 6 tháng sau sinh. Cách phòng tránh bệnh viêm nướu ở phụ nữ mang thai bao gồm: Vệ sinh răng miệng thường xuyên, thay mới bàn chải sau mỗi lần ốm, mát xa nướu, hạn chế đồ ăn chất béo, không hút thuốc, khám nha khoa định kì,...

Nguyên nhân gây viêm nướu 

Do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn).

Do thay đổi các hormone trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn nên khiến lợi trở nên nhạy cảm hơn với những vi khuẩn trong mảng bám.

Mức độ viêm nướu nặng hay nhẹ phụ thuộc và tình trạng nướu của bạn trước lúc mang thai. 

Cách phòng tránh bệnh viêm nướu ở phụ nữ mang thai

Nhận biết bệnh viêm nướu: 

Nướu bạn bị sưng đỏ, dễ chảy máu, nhất là khi bạn đánh răng. Bạn có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: hôi miệng, ngứa và đau lợi. 

Nướu bị sưng là do lượng máu dồn lên miệng tăng. Không chỉ sưng, đôi khi nướu của bạn cũng có thể nổi lên những cục u nhỏ lành tính, nhưng sẽ chảy máu mỗi khi bạn đánh răng.

Tuy nhiên, trường hợp này hiếm. Loại u hạt này được gọi là khối u mang thai hoặc u hạt sinh mủ nhưng u hạt này không đau và vô hại.

U hạt này có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở miệng nhiều hơn và ở ngay chính chỗ nướu viêm.  

Thông thường u hạt sẽ tự mất sau khi sinh bé, nhưng nếu không tự mất thì cần thực hiện một cuộc tiểu phẫu nhỏ để cắt nó đi. Nếu khối u gây khó chịu trong lúc đánh răng và ăn nhai thì cũng có thể cắt nó trong thời kì mang thai.

Cách phòng tránh bệnh viêm nướu ở phụ nữ mang thai

Viêm nướu thường được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: nướu đột nhiên bị sưng phồng, dễ chảy máu (nhất là khi đánh răng). Giai đoạn này nướu có thể bị sưng đau nhưng răng vẫn bám chắc trong chân răng. Bạn không có tổn thương răng miệng nào khác.

Giai đoạn 2: nếu nướu bị viêm trong thời gian dài mà không có cách điều trị phù hợp, lớp nướu bên trong và xương hàm bị xô vào phía sau, tạo thành một lỗ hổng cạnh chân răng. Khi ấy, các lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng chân răng. Nướu sẽ bị sưng viêm nghiêm trọng khiến bạn bị đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, nướu sẽ bị tụt xuống làm chân răng của bạn bị lộ ra, trông rất mất thẩm mỹ. Không những thế, khi nướu yếu đi, răng không còn chỗ bám nữa sẽ bị lung lay, cuối cùng là bị rụng.

Bài viết hữu ích: Các bệnh lý răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Cách phòng tránh bệnh viêm nướu ở phụ nữ mang thai

Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho nướu. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày 

Thay mới bàn chải sau mỗi lần bạn bị ốm: virus có thể cư trú trong bàn chải khi bạn bị ốm và khiến nướu của bạn bị viêm sưng sau đó. 

Cách phòng tránh bệnh viêm nướu ở phụ nữ mang thai

Ăn sữa chua và các loại thực phẩm giàu acid lactic: có thể ngăn ngừa được chứng viêm nướu. Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn, do các acid từ dạ dày lúc này có thể bám vào bàn chải và ăn mòn men răng khi bạn đánh răng trong những lần tiếp theo. Nếu phải đánh răng ngay trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay mới bàn chải cho lần đánh răng sau 

Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để làm mát và bảo vệ men răng sau khi bạn bị nôn.

Bổ sung vitamim C: Một trong những nguyên nhân chính gây viêm nướu là do thiếu hụt lượng vitamin C. Do vậy, bạn cần bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách tăng cường các loại trái cây, rau củ như cam, chanh, bưởi, cải xanh, cải xoăn, bắp cải…

Sữa: Rất cần thiết cho xương, răng và loại trừ nguy cơ viêm nướu. Mỗi ngày, bạn nên uống một ly sữa để tăng cường sức khỏe và bảo vệ răng miệng.

Cách phòng tránh bệnh viêm nướu ở phụ nữ mang thai

Mát xa nướu: Sau khi đánh răng, rửa sạch tay và mát xa lợi nhẹ nhàng, giúp máu lưu thông dễ dàng, phòng ngừa tình trạng chảy máu.

Hạn chế đồ ăn chất béo: Thực phẩm nhiều chất béo không những gây nên tình trạng tăng cân, béo phì mà còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây nên tình trạng chảy máu, viêm nướu. Bạn nên cắt giảm những đồ ăn, thức uống giàu chất béo

Không hút thuốc: Khói thuốc lá rất độc hại cho mẹ và bé, nó còn tiết ra “thứ mùi” mà vi khuẩn răng miệng rất ưa thích. Thế nên, những người hút thuốc lá dễ mắc bệnh răng miệng hơn những người không nghiện thuốc.

Khám nha khoa định kỳ:  mỗi năm kể cả lúc bạn chưa có thai, vì viêm nướu là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát, nhất là sức khỏe răng lợi để bác sĩ chữa trị dứt điểm việc viêm nướu (nếu có) của bạn.