Cách nhổ răng trẻ em không đau đó là chỉ nên nhổ khi răng sữa đã lung lay, ba mẹ chỉ cần lắc nhẹ chiếc răng cần nhổ đến khi răng tự bậc gốc ra là được. Nếu không tự tin để thực hiện, ba mẹ có thể đưa bé đến nha khoa uy tín để bác sĩ nhổ răng nhằm đảm bảo an toàn cho bé.
Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ em?
Thay răng là hiện tượng không còn quá xa lạ đối với mọi đứa trẻ. Răng sữa sẽ tự rụng hoặc cần phải nhổ đi để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ba mẹ vẫn cần thiết nhổ răng cho trẻ.
- Dành chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên: Nếu răng sữa không tự rụng trong quá trình thay răng, khi răng vĩnh viễn đã mọc lên, ba mẹ nên nhổ răng sữa để tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc chen chúc, hoặc không thể tách nướu mọc lên.
- Sâu răng: Trong trường hợp răng sâu nặng, không thể bảo tồn, ba mẹ cần nhổ răng cho trẻ để loại bỏ đau nhức, ngăn ngừa nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Nhổ răng sữa cho răng vĩnh viễn mọc lên
- Chấn thương: Trẻ em thường rất hiếu động nên khó tránh khỏi bị té ngã khi vui chơi, đùa giỡn… Điều này dễ khiến răng sữa bị gãy khi vẫn đang khỏe mạnh. Răng sữa gãy sát chân răng, ảnh hưởng đến tủy, cần loại bỏ để tránh biến chứng.
- Niềng răng – Chỉnh nha: Trường hợp trẻ niềng răng có thể cần phải nhổ bỏ một vài chiếc răng để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Hướng dẫn cách nhổ răng trẻ em không đau tại nhà
Hiện nay có rất nhiều cách nhổ răng trẻ em không đau mà ba mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà mà không cần phải đến nha khoa. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên nhổ răng sữa tại nhà khi chiếc răng này đã bị lung lay và đến thời điểm cần thay răng mới. Tuyệt đối không tự ý nhổ răng sữa khi chúng chưa có dấu hiệu rụng, vẫn còn cứng chắc.
Dưới đây là một số cách nhổ răng trẻ em không đau tại nhà phổ biến mà ba mẹ có thể tham khảo:
Nhổ răng bằng bông gạc
Ba mẹ hãy rửa tay thật sạch, sau đó dùng bông gạc sạch quấn vào đầu ngón tay của mình. Dùng lực nhẹ nhàng lung lay chiếc răng cần nhổ cho đến khi răng tự bật gốc ra. Cầm máu bằng cách nhét vào vị trí răng vừa nhổ một miếng bông gòn, cho bé cắn chặt cho đến khi máu ngừng chảy.
Sau khi cầm máu thành công, ba mẹ hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo chân răng không còn sót lại trong nướu.
Nhổ răng tại nhà cho trẻ là cách được nhiều người áp dụng
Hướng dẫn trẻ tự nhổ răng
Ba mẹ có thể hướng dẫn cho bé tự thực hiện nhổ răng của mình. Việc tự thực hiện sẽ giúp bé tự điều chỉnh lực để kiểm soát được khả năng chịu đau của mình. Bé có thể dùng tay hoặc dùng lưỡi để làm lung lay chiếc răng sữa sắp rụng.
Nếu bé dùng tay nhổ răng, ba mẹ nên dặn bé rửa tay thật sạch, tránh đưa tay bẩn vào miệng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng do các vi khuẩn có hại gây ra.
Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự nhổ răng
Nhổ răng bằng chỉ
Khi chiếc răng sữa đã lung lay khá nhiều, ba mẹ có thể dùng chỉ nha khoa để nhổ răng bé. Ba mẹ chỉ cần chuẩn bị một sợi chỉ dài, quấn thật chặt vào thân răng của trẻ rồi giật mạnh theo hướng ra phía ngoài. Sau khi nhổ răng thành công, ba mẹ hãy cho bé ngậm chặt bông gòn vào vị trí vừa nhổ để cầm máu.
Cách nhổ răng trẻ em không đau này cần đảm bảo động tác thực hiện phải dứt khoát, có thể đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ để quá trình nhổ răng diễn ra dễ dàng và thuận lợi.
Nhổ răng bằng chỉ cần thực hiện động tác dứt khoát
Xem thêm: Làm thế nào khi răng trẻ em không mọc như bình thường?
Những điều cần lưu ý khi nhổ răng sữa tại nhà
Khi áp dụng cách nhổ răng trẻ em không đau tại nhà, ba mẹ cần phải lưu ý đến những điều sau:
- Chỉ nên nhổ răng khi răng đã lung lay nhiều, có thể dễ dàng di chuyển bằng tay.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, gạc và bông gòn cũng đảm bảo sạch sẽ.
- Ba mẹ cần giải thích cho bé hiểu về việc nhổ răng để bé hợp tác, không cố gắng nhổ khi bé chưa sẵn sàng khiến bé hoảng sợ.
- Cầm máu bằng cách ngậm gạc hoặc bông gòn tại vị trí nhổ răng khoảng 5 – 10 phút.
Cầm máu cho trẻ sau khi nhổ răng
- Nếu trẻ cảm thấy đau, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nhắc nhở trẻ không dùng tay, lưỡi động vào vị trí mới nhổ để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn mềm, lỏng như soup, cháo,…
- Quan sát vị trí nhổ răng của trẻ trong vài ngày. Nếu tại vị trí nhổ răng có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: sưng đau, đỏ tấy, chảy máu kéo dài, sốt,… ba mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa uy tín ngay lập tức.
Tóm lại, ba mẹ khi áp dụng cách nhổ răng trẻ em không đau tại nhà thì cần phải tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo an toàn. Những sai lầm khi nhổ răng không chỉ khiến trẻ sợ hãi, chảy máu nhiều và đau nhức mà còn có thể gây mất thẩm mỹ cho hàm răng vĩnh viễn trong tương lai.
Nếu ba mẹ không tự tin để tự thực hiện, hoặc răng sữa chưa lung lay, chưa có dấu hiệu rụng, hoặc trong những trường hợp cần thiết (răng sữa bị hư tủy, đau nhức, nhiễm trùng,…) thì nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thay vì tự nhổ răng sữa ở nhà.
Nhổ răng tại nha khoa sẽ đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ
Tại Nha khoa Nhân Tâm, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng của trẻ và xác định xem răng sữa có cần nhổ hay không? Trong trường hợp cần nhổ răng, bác sĩ sẽ trực tiếp thực hiện với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, đảm bảo vô trùng – vô khuẩn tuyệt đối, giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, an toàn và không đau.
Hy vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã biết được cách nhổ răng trẻ em không đau tại nhà. Mặc dù những cách này đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không thực hiện đúng kỹ thuật. Để được hỗ trợ nhanh chóng, đừng quên gọi điện đến Nha khoa Nhân Tâm qua Hotline 1900 56 5678, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí cho bạn.